BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 598/LĐTBXH-TCDN | Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2012 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Để chuẩn bị cho việc xây dựng Luật, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề trong chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành tổng kết, đánh giá 5 năm thi hành Luật Dạy nghề và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình thi hành Luật Dạy nghề và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành trong 5 năm qua với một số nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tổng kết, đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng tình hình 5 năm triển khai thực hiện Luật Dạy nghề và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.
2. Đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Dạy nghề và những văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.
II. NỘI DUNG TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ
Tổng kết toàn diện việc thi hành Luật Dạy nghề và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành (theo Đề cương Báo cáo tổng kết, đánh giá 5 năm triển khai thực hiện Luật Dạy nghề kèm theo).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phương pháp tiến hành
a) Đối với các Bộ, ngành
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở dạy nghề thuộc thẩm quyền quản lý tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Dạy nghề và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành;
- Đánh giá việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành trong việc triển khai thực hiện Luật Dạy nghề và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành;
- Tổng kết và xây dựng báo cáo tổng kết (theo Đề cương Báo cáo tổng kết, đánh giá 5 năm triển khai thực hiện Luật Dạy nghề kèm theo).
b) Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ban, ngành có liên quan, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Dạy nghề và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành;
- Tổ chức đánh giá việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của địa phương trong việc triển khai thực hiện Luật Dạy nghề và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Tổng hợp và xây dựng báo cáo tổng kết (theo Đề cương Báo cáo tổng kết, đánh giá 5 năm triển khai thực hiện Luật Dạy nghề kèm theo).
c) Đối với các cơ sở dạy nghề
- Tổ chức đánh giá việc thực hiện Luật Dạy nghề và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành;
- Xây dựng báo cáo tổng kết của cơ sở dạy nghề.
2. Thời gian thực hiện
a) Các cơ sở dạy nghề tổng kết, đánh giá và gửi báo cáo về Bộ, ngành (chủ quản), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 15/4/2012;
b) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng kết, đánh giá 5 năm thực hiện Luật Dạy nghề của Bộ, ngành, địa phương và gửi Báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Dạy nghề, 37B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội; ĐT: 04.39740363 hoặc 04.39785465; Fax: 04.39740339) trước ngày 15/5/2012 và gửi qua địa chỉ thư điện tử: phapchegdvt@yahoo.com.
c) Dự kiến Hội nghị quốc gia tổng kết 5 năm thực hiện Luật Dạy nghề sẽ tổ chức vào tháng 6/2012.
Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trao đổi với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo địa chỉ trên.
Trân trọng cám ơn sự hợp tác của Quý cơ quan, đơn vị./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ 5 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT DẠY NGHỀ
PHẦN I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT DẠY NGHỀ VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH
1. Việc ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thi hành của địa phương/bộ ngành (như ban hành chỉ thị, Nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch… triển khai thực hiện)
2. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục PLDN
a) Hình thức tổ chức đã tiến hành:
- Các lớp tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến: số lớp, số người tham gia, thời gian 1 khóa/lớp…
- Các phương tiện thông tin đại chúng: chuyên mục đài truyền thanh, truyền hình, báo chí…
- Các ấn phẩm: tờ rơi, tài liệu, sách hỏi đáp…: số lượng, đối tượng thụ hưởng…
- Các hình thức khác (nếu có)
b) Nội dung phổ biến giáo dục tuyên truyền
- Nêu những nội dung chủ yếu trong công tác phổ biến giáo dục tuyên truyền.
- Cấp thực hiện (Bộ/ngành/UBND tỉnh hay đơn vị cơ sở…).
3. Công tác thanh tra, kiểm tra của địa phương/bộ ngành đối với việc thi hành Luật dạy nghề và tình hình xử lý vi phạm pháp luật dạy nghề
PHẦN II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT DẠY NGHỀ VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH TRONG THỰC TẾ
1. Đánh giá chung về tình hình ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật dạy nghề của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đánh giá chung về những mặt được và những hạn chế trong việc triển khai thực hiện Luật dạy nghề và các văn bản hướng dẫn thi hành trong phạm vi địa phương/Bộ ngành.
a. Những mặt được
b. Những mặt chưa được và nguyên nhân
c. Những thuận lợi khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thi hành Luật dạy nghề và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Đánh giá kết quả thực hiện cụ thể:
a. Tình hình quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề
- Đánh giá thực trạng những mặt được và chưa được trong việc triển khai thực hiện công tác quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của địa phương/Bộ ngành.
- Thống kê mạng lưới cơ sở dạy nghề (theo mẫu số 1 kèm theo)
b. Tình hình thực hiện tuyển sinh dạy nghề
- Đánh giá thực trạng những mặt được và chưa được trong việc triển khai thực hiện công tác tuyển sinh dạy nghề của địa phương/Bộ ngành.
- Báo cáo kết quả tuyển sinh cụ thể (theo mẫu số 2 kèm theo)
c. Tình hình phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề
- Đánh giá thực trạng những mặt được và chưa được trong việc phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề.
- Thống kê đội ngũ giáo viên (theo mẫu số 3 đính kèm)
d. Đánh giá thực trạng tình hình đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
e. Đánh giá thực trạng tình hình thực hiện xã hội hóa dạy nghề
f. Đánh giá thực trạng về chất lượng, hiệu quả dạy nghề trong phạm vi địa phương/Bộ ngành
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DẠY NGHỀ VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH; ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. Đánh giá chung tác động, ảnh hưởng của các quy định Luật dạy nghề đối với công tác phát triển dạy nghề
2. Đánh giá những mặt được và chưa được của các quy định cụ thể trong Luật dạy nghề và các văn bản hướng dẫn thi hành (Rà soát đánh giá nêu rõ những mặt được và những hạn chế của các quy định trong từng Chương của Luật dạy nghề).
3. Đề xuất kiến nghị sửa đổi bổ sung Luật dạy nghề
a. Về kết cấu, bố cục văn bản Luật sửa đổi bổ sung một số Điều Luật dạy nghề
- Giữ nguyên như hiện hành
- Thêm hoặc bớt Chương nào, Mục nào
- Ý kiến khác
b. Về các quy định cụ thể của Luật dạy nghề và các văn bản hướng dẫn thi hành (theo mẫu số 4 kèm theo).
Mẫu số 1.
MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ VÀ CƠ SỞ KHÁC CÓ DẠY NGHỀ TÍNH ĐẾN THÁNG 02/2012
(Kèm theo Công văn số: /LĐTBXH-TCDN ngày tháng năm 2012)
TT | Cơ sở dạy nghề | Năm | |||||
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | ||
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
1 | Trường cao đẳng nghề |
|
|
|
|
|
|
| Trong đó: ngoài công lập |
|
|
|
|
|
|
2 | Trường trung cấp nghề |
|
|
|
|
|
|
| Trong đó: ngoài công lập |
|
|
|
|
|
|
3 | Trung tâm dạy nghề |
|
|
|
|
|
|
| Trong đó: ngoài công lập |
|
|
|
|
|
|
4 | CSGD có dạy nghề |
|
|
|
|
|
|
| - Đại học |
|
|
|
|
|
|
| - Cao đẳng |
|
|
|
|
|
|
| - TCCN |
|
|
|
|
|
|
| - CSGD khác |
|
|
|
|
|
|
5 | Cơ sở khác có dạy nghề |
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 2.
QUY MÔ TUYỂN SINH DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2007-2011
(Kèm theo Công văn số: /LĐTBXH-TCDN ngày tháng năm 2012)
TT | Quy mô tuyển sinh | Năm | ||||
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | ||
| Tổng số |
|
|
|
|
|
1 | Cao đẳng nghề |
|
|
|
|
|
| Trong đó: ngoài công lập |
|
|
|
|
|
2 | Trung cấp nghề |
|
|
|
|
|
| Trong đó: ngoài công lập |
|
|
|
|
|
3 | Sơ cấp nghề |
|
|
|
|
|
| Trong đó: ngoài công lập |
|
|
|
|
|
4 | Dạy nghề dưới 3 tháng |
|
|
|
|
|
Mẫu số 3.
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ DẠY NGHỀ TÍNH ĐẾN THÁNG 02/2012
(Kèm theo Công văn số: /LĐTBXH-TCDN ngày tháng năm 2012)
I. Giáo viên dạy nghề
TT | Đối tượng | Tsố | Chia theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ | |||||||||||
|
| Tiến sỹ | Thạc sỹ | Đại học | Cao đẳng | Nghệ nhân | Khác | |||||||
A | B | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
|
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
I | Cơ sở dạy nghề |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trường CĐN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Trường TCN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Trung tâm dạy nghề |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Cơ sở khác có dạy nghề |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Cán bộ quản lý dạy nghề (chỉ tính các Bộ/ngành, địa phương)
TT | Cán bộ quản lý dạy nghề | Năm |
1 | Tổng số |
|
2 | Trình độ đào tạo |
|
| - Trình độ tiến sỹ |
|
| - Trình độ thạc sỹ |
|
| - Trình độ đại học |
|
| - Trình độ cao đẳng |
|
| - Trình độ khác |
|
3 | Trình độ ngoại ngữ |
|
| - Trình độ cử nhân |
|
| - Trình độ C |
|
| - Trình độ B |
|
Mẫu số 4.
(Kèm theo Công văn số: /LĐTBXH-TCDN ngày tháng năm 2012)
a) Về đề xuất sửa đổi bổ sung các quy định cụ thể của Luật Dạy nghề
STT | Điều khoản phải sửa đổi bổ sung | Nội dung hiện hành | Nội dung cần sửa đổi bổ sung | Lý do sửa đổi bổ sung |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Về đề xuất sửa đổi bổ sung các quy định cụ thể của Luật Dạy nghề
STT | Điều khoản phải sửa đổi bổ sung | Nội dung hiện hành | Nội dung cần sửa đổi bổ sung | Lý do sửa đổi bổ sung |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1 Công văn 11165/VPCP-NN năm 2019 về kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá 5 năm thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 1875/QĐ-BNV năm 2017 Kế hoạch tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Luật Dạy nghề 2006