BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6006/BYT-TT-KT | Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2021 |
Kính gửi: | - Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; |
Thời gian qua, công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 của ngành y tế đã có nhiều nỗ lực, bám sát, thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh. Qua đó, công tác truyền thông đã đạt nhiều kết quả tích cực, có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào thành công chung công tác phòng, chống dịch COVID-19. Với quan điểm thông tin “Kịp thời - Minh bạch - Chính xác - Tin cậy”, công tác truyền thông y tế luôn có vai trò trong việc cập nhật thông tin, phổ biến kiến thức, định hướng, lan tỏa thông tin tạo sự đồng thuận của các đơn vị trong và ngoài ngành, cơ quan truyền thông báo chí, các tổ chức và người dân cùng ngành y tế chung tay đẩy lùi dịch COVID-19. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhằm tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19; Bộ Y tế đề nghị các Đơn vị thực hiện các nội dung sau:
1. Về công tác phối hợp chỉ đạo, quản lý thông tin và định hướng truyền thông
- Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí. Mỗi đơn vị phân công 01 đồng chí chịu trách nhiệm trong việc phát ngôn và trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin báo chí nhằm bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác, đồng bộ, thống nhất. Trước những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, được dư luận quan tâm, cần báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi cung cấp thông tin báo chí, tránh đưa thông tin một chiều, phát ngôn gây tranh cãi và hoang mang cho người dân.
- Nâng cao chất lượng thông tin từ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch từ Trung ương đến địa phương; chấn chỉnh tình trạng đưa thông tin chưa chuẩn xác, chưa kiểm chứng, những hình ảnh, nội dung không phù hợp theo quy định lên không gian mạng và báo chí.
- Tăng cường cập nhật, liên tục gửi dữ liệu lên hệ thống phần mềm quản lý của Cục Y tế dự phòng (các ca mắc mới, số xét nghiệm); hệ thống phần mềm điều trị của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (các ca đang điều trị, đã hồi phục, ca tử vong); hệ thống dữ liệu của Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (số lượng tiêm chủng, số ca phản ứng sau tiêm chủng); phối hợp cung cấp thông tin, cập nhật đầy đủ thông tin Bản tin Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19 của Việt Nam do Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng đăng tải.
2. Tăng cường cung cấp thông tin y tế kịp thời, chính xác, đồng bộ, thống nhất
- Các đơn vị chủ động phối hợp với các Sở, Ban, ngành, chính quyền địa phương tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 xây dựng nội dung bản tin tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp. Thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin y tế thường xuyên và liên tục giữa đơn vị với các cơ quan Ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan báo chí trung ương, địa phương; Trong điều kiện đặc thù cần xây dựng quy chế làm việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, trong đó, có công tác phối hợp thông tin y tế.
- Thông tin cung cấp cho báo chí bảo đảm ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, khái quát về số liệu: số ca bệnh, số ca khỏi bệnh, số ca tử vong, cách ly, xét nghiệm, tiêm chủng; không đưa số liệu “thô” mà không phân tích, giải thích; cần tách biệt trong việc cung cấp thông tin phục vụ công tác điều hành với cung cấp thông tin cho báo chí; chỉ đạo tổ chức tốt công tác thông tin cho báo chí một cách bài bản, phản ánh chính xác quan điểm, chủ trương của các cấp trong hoạt động phòng, chống dịch.
- Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống dịch, tập trung truyền thông các chủ trương, chính sách, quy định thông qua các hình thức truyền thông khác nhau, phổ biến kiến thức, biện pháp phòng, chống dịch; Tăng cường cung cấp thông tin tích cực, những nỗ lực của ngành y tế tạo sự an tâm, ủng hộ, tin tưởng của nhân dân đối với các hoạt động của ngành y tế như: thực hiện thông điệp 5K, chiến lược vắc xin, lợi ích tiêm chủng phòng COVID-19, kết quả điều trị, cách ly, nghiên cứu vắc xin, thuốc điều trị, các mô hình, cách làm hay trong phòng, chống dịch, những hình ảnh đẹp của người thầy thuốc, sự đoàn kết, nỗ lực của các lực lượng chống dịch,...
- Cập nhật, xây dựng các sản phẩm truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế và các đơn vị chủ động sản xuất và đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, báo đài, kênh truyền thông mạng xã hội và các phương thức truyền thông hiệu quả khác với quan điểm “Đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm thông tin thống nhất, kịp thời, chính xác và minh bạch”.
Truy cập kho dữ liệu sản phẩm truyền thông do Bộ Y tế sản xuất:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka615U3F5504hoh53aE3?e=do5PyY
- Theo dõi, nắm bắt dư luận xã hội, những vấn đề nổi cộm được đề cập trên báo chí, lan truyền mạng xã hội để phản ánh, tham mưu cho cấp có thẩm quyền và đơn vị liên quan để kịp thời xử lý thông tin. Phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý thông tin giả, tin sai lệch sự thật để nhanh chóng cải chính thông tin thuộc thẩm quyền của đơn vị trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
3. Biểu dương, nêu gương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều sáng kiến, thành tích đột xuất xuất sắc trong công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, tăng cường giám sát, kiểm tra kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm quy định phòng, chống dịch, phát tán tung tin sai lệch sự thật ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch.
Bộ Y tế đề nghị các Đơn vị tổ chức và thực hiện. Trong quá trình triển khai, nếu phát sinh vướng mắc và trong trường hợp cần thiết, đề nghị liên hệ về Bộ Y tế (Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng) qua số điện thoại: 0246.282.7979 để trao đổi, giải quyết và báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế theo quy định.
Trân trọng/.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 1593/BGDĐT-GDCTHSSV về tăng cường tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh sinh viên; phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong dịp nghỉ lễ 30/04-01/05 năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Công văn 4719/BYT-TT-KT năm 2021 về tăng cường truyền thông cảnh báo về lừa đảo, giả mạo tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 3 Công văn 1095/THH-CPĐT năm 2021 về giới thiệu hoạt động và sự phối hợp của Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia với các địa phương do Cục Tin học hóa ban hành
- 4 Công văn 5971/BYT-KHTC năm 2021 về làm rõ một số nội dung được quy định tại Nghị quyết 48/NQ-CP và 58/NQ-CP về chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 5 Công văn 5049/VPCP-KTTH năm 2021 về tiếp nhận xe ô tô cứu thương cho, tặng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6 Công văn 6058/BYT-KH-TC năm 2021 về bảo đảm hậu cần phục vụ phòng chống dịch Covid-19 do Bộ Y tế ban hành
- 7 Quyết định 3638/QĐ-BYT năm 2021 về Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8 Công văn 6151/BYT-TCCB năm 2021 về bảo đảm nhân lực y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 9 Công văn 6212/BYT-MT năm 2021 về vệ sinh khử khuẩn phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 10 Kế hoạch 48-KH/BTGTW năm 2021 về công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình hiện nay do Ban Tuyên Giáo Trung ương ban hành
- 11 Công văn 1185-CV/BTGTW năm 2021 về một số điểm cần tập trung thông tin, tuyên truyền trong phòng, chống dịch COVID-19 do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 12 Kế hoạch 64/KH-BGDĐT năm 2020 về truyền thông phòng, chống dịch bệnh nCoV trong trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 13 Công văn 269/BYT-TT-KT năm 2022 về tăng cường công tác truyền thông y tế trong dịp Tết do Bộ Y tế ban hành