BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6028/BCT-PVTM | Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2019 |
Kính gửi: Bộ Tài chính
Trả lời công văn số 6760/BTC-TCHQ ngày 12 tháng 6 năm 2019 của quý Bộ và công văn số 3307/TCHQ-TXNK ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1230/QĐ-BCT ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với thép dây, thép cuộn (AC01.SG04), Bộ Công Thương có ý kiến như sau:
1. Đối với nội dung nêu tại công văn số 6760/BTC-TCHQ
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 72 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại: “Biện pháp phòng vệ thương mại đang được áp dụng có thể được mở rộng trong trường hợp Cơ quan điều tra xác định có hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.”
Do vậy, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại quy định tại Quyết định số 1230/QĐ-BCT ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương là biện pháp phòng vệ thương mại mở rộng (biện pháp tự vệ mở rộng), theo đó, Bộ Công Thương thống nhất với ý kiến của quý Bộ về việc thuế chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (với mức 10,9%) được nêu trong Quyết định số 1230/QĐ-BCT ngày 13 tháng 5 năm 2019 là thuế tự vệ (thuế nhập khẩu bổ sung) được quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.
2. Đối với nội dung nêu tại công văn số 3307/TCHQ-TXNK
Do quy định về hàng hóa loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại theo Quyết định 1230/QĐ-BCT ngày 13 tháng 5 năm 2019 và quy định về hàng hóa loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ trước đây theo Quyết định 2968/QĐ-BCT ngày 18 tháng 7 năm 2016 không có sự khác biệt nên Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện theo quy trình kiểm tra, phân loại hàng hóa đã được thực hiện trong vụ việc tự vệ trước đây.
Việc xác định hàng hóa được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại căn cứ theo khai báo của doanh nghiệp, kết quả kiểm định của cơ quan Hải quan hoặc kết quả giám định của các tổ chức giám định hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp hàng hóa được phân loại theo kết quả tự khai báo của doanh nghiệp, khi thực thi kiểm tra tại cửa khẩu, cơ quan Hải quan cho rằng có hiện tượng lẩn tránh áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu có quyền tiến hành trưng cầu giám định theo quy định pháp luật.
Bộ Công Thương trân trọng cám ơn sự phối hợp của quý Bộ./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 624/PVTM-P1 năm 2019 về áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc do Cục Phòng vệ thương mại ban hành
- 2 Quyết định 824/QĐ-TTg năm 2019 phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 431/PVTM-P1 năm 2019 vướng mắc trong quá trình làm tờ khai lô hàng thuộc đối tượng áp thuế chống bán phá giá do Cục Phòng vệ thương mại ban hành
- 4 Quyết định 1230/QĐ-BCT năm 2019 áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 6 Quyết định 2968/QĐ-BCT năm 2016 áp dụng biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
- 1 Công văn 431/PVTM-P1 năm 2019 vướng mắc trong quá trình làm tờ khai lô hàng thuộc đối tượng áp thuế chống bán phá giá do Cục Phòng vệ thương mại ban hành
- 2 Quyết định 824/QĐ-TTg năm 2019 phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 624/PVTM-P1 năm 2019 về áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc do Cục Phòng vệ thương mại ban hành