BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6123/BGDĐT-GDDT | Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2010 |
Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh….
Ngày 02/8/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú. Để các trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) hoạt động bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ, Bộ GDĐT hướng dẫn các Sở GDĐT triển khai thực hiện như sau:
1. Tổ chức phổ biến nội dung Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT tới cấp ủy, chính quyền, nhân dân, các nhà trường, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.
2. Thành lập trường PTDTBT
Sở GDĐT chỉ đạo các phòng GDĐT thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Quy hoạch mạng lưới trường PTDTBT từ năm 2010 đến 2015 và các năm tiếp theo, bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện cụ thể của địa phương.
- Phòng GDĐT chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các trường phổ thông xây dựng Đề án thành lập trường PTDTBT, quy hoạch mạng lưới trường PTDTBT, theo nội dung quy định tại Điều 7; làm điểm sau đó nhân rộng (ưu tiên thành lập các trường PTDTBT trên cơ sở trường phổ thông có học sinh bán trú).
- Việc thành lập trường bảo đảm theo trình tự, thủ tục được quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 và 11 của Chương II, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT.
3. Việc xét duyệt học sinh bán trú được thực hiện theo quy định tại Chương III của Quy chế. Căn cứ thực tế điều kiện đi lại của học sinh; khoảng cách từ trường đến các điểm dân cư, các phòng GDĐT xây dựng các tiêu chí, quy định cụ thể đối với điểm b Khoản 1 Điều 13. Trên cơ sở đó, Sở GDĐT tập hợp, xây dựng quy định chung, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Căn cứ điều kiện tổ chức nuôi, dạy của các trường, ngành giáo dục xây dựng chỉ tiêu học sinh bán trú trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Việc xét duyệt học sinh bán trú cần bảo đảm nghiêm túc, khách quan, đúng tiêu chí, đủ chỉ tiêu.
4. Tổ chức chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong trường PTDTBT theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Quy chế. Năm học 2010 - 2011, các trường PTDTBT cần tập trung vào một số nhiệm vụ chính:
- Tạo nền nếp giảng dạy và học tập nghiêm túc ngay từ khi nhà trường bước vào hoạt động; thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua của Ngành gắn với đặc thù của trường PTDTBT, tạo không khí phấn khởi, thi đua dạy tốt - học tốt trong đội ngũ giáo viên và học sinh.
- Trong điều kiện còn khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ học tập và sinh hoạt của học sinh bán trú, các trường cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn để ổn định đời sống bán trú và học tập của học sinh.
- Xây dựng nội quy nhà trường, giáo dục và hướng dẫn học sinh bán trú về ý thức tổ chức kỷ luật, nền nếp ăn ở, sinh hoạt, ứng xử, tình đoàn kết,…
5. Chỉ đạo các phòng GDĐT tăng cường các hoạt động kiểm tra, hướng dẫn tại chỗ các trường PTDTBT mới thành lập, để kịp thời hướng dẫn các nhà trường khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2010 - 2011.
Tổ chức sơ kết đánh giá mô hình trường PTDTBT vào cuối năm học 2010 - 2011.
6. Chỉ đạo các phòng GDĐT hướng dẫn các trường PTDTBT thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách đối với trường chuyên biệt theo các quy định hiện hành (Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập) và các chính sách hiện hành đối với học sinh bán trú.
7. Làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp và huy động các nguồn lực tại địa phương trong việc hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT.
Giám đốc các Sở GDĐT căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương để xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo kịp thời để Bộ GDĐT chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DANH SÁCH
CÁC TỈNH NHẬN CÔNG VĂN 6123/BGDĐT-GDDT
TT | Tỉnh | Ghi chú | |
1 | Sở GD&ĐT | Cao Bằng | |
2 | Sở GD&ĐT | Sơn La | |
3 | Sở GD&ĐT | Bình Định | |
4 | Sở GD&ĐT | Hoà Bình | |
5 | Sở GD&ĐT | TP. Đà Nẵng | |
6 | Sở GD&ĐT | Bắc Kạn | |
7 | Sở GD&ĐT | Lào Cai | |
8 | Sở GD&ĐT | Yên Bái | |
9 | Sở GD&ĐT | Kon Tum | |
10 | Sở GD&ĐT | Lạng Sơn | |
11 | Sở GD&ĐT | Quảng Nam | |
12 | Sở GD&ĐT | Quảng Ngãi | |
13 | Sở GD&ĐT | Tuyên Quang | |
14 | Sở GD&ĐT | Đăk Nông | |
15 | Sở GD&ĐT | Bình Phước | |
16 | Sở GD&ĐT | Thanh Hoá | |
17 | Sở GD&ĐT | Đăk Lăk | |
18 | Sở GD&ĐT | Điện Biên | |
19 | Sở GD&ĐT | Nghệ An | |
20 | Sở GD&ĐT | Hà Giang | |
21 | Sở GD&ĐT | Gia Lai | |
22 | Sở GD&ĐT | Phú Thọ | |
23 | Sở GD&ĐT | Lai Châu | |
24 | Sở GD&ĐT | Quảng Ninh | |
25 | Sở GD&ĐT | Ninh Thuận | |
26 | Sở GD&ĐT | Phú Yên | |
27 | Sở GD&ĐT | Hà Tĩnh | |
28 | Sở GD&ĐT | Quảng Bình | |
29 | Sở GD&ĐT | Bắc Giang | |
30 | Sở GD&ĐT | Quảng Trị | |
31 | Sở GD&ĐT | Thừa Thiên-Huế | |
32 | Sở GD&ĐT | Lâm Đồng | |
33 | Sở GD&ĐT | Bình Thuận | |
34 | Sở GD&ĐT | Tây Ninh | |
34 | Sở GD&ĐT | Đồng Tháp | |
36 | Sở GD&ĐT | Kiên Giang | |
37 | Sở GD&ĐT | Cà Mau | |
38 | Sở GD&ĐT | Bạc Liêu | |
39 | Sở GD&ĐT | Sóc Trăng | |
40 | Sở GD&ĐT | Hậu Giang | |
41 | Sở GD&ĐT | Bến Tre | |
42 | Sở GD&ĐT | Tiền Giang | |
43 | Sở GD&ĐT | Thái Nguyên | |
44 | Sở GD&ĐT | Trà Vinh | |
- 1 Công văn 2984/GDĐT-QLCSGDNCL năm 2014 chấn chỉnh việc tổ chức bán trú và dạy thêm cho học sinh tại cơ sở ngoài nhà trường do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Thông tư 59/2008/TT-BGDĐT hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Nghị định 61/2006/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn