BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6517/BYT-DP | Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2020 |
Kính gửi: | - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Bệnh bệnh sốt xuất huyết Dengue, Chikungunya và Zika là các bệnh truyền nhiễm cấp tính do Arbo vi rút gây ra, bệnh có biểu hiện triệu chứng lâm sàng tương tự nhau và chủ yếu lây truyền qua muỗi Aedes. Trong năm 1952-1953, ổ dịch Chikungunya đầu tiên đã được ghi nhận tại cao nguyên Makonde, dọc theo biên giới giữa Tanzania (trước đây là Tanganyika) và Mozambique. Sau đó, vi rút này đã phổ biến rộng rãi trên khắp châu Phi cận Sahara, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu gần đây cũng đã xác định được tỷ lệ nhất định nhiễm vi rút Chikungunya trên muỗi và trên người. Nhằm giám sát chặt chẽ sự lây truyền của vi rút Dengue, Chikungunya và Zika, chủ động phòng chống không để dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng chỉ đạo triển khai ngay một số nội dung công tác sau:
1. Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng tập trung giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống dịch trên địa bàn phụ trách, đặc biệt đối với các tỉnh đang có số mắc gia tăng. Tăng cường triển khai giám sát trọng điểm bệnh sốt xuất huyết Dengue, Chikungunya và Zika. Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật cho các địa phương trong công tác giám sát bệnh nhân, giám sát véc tơ, xử lý triệt để ổ dịch, triển khai chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng tại các khu vực có nguy cơ cao. Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các điểm nóng, nguy cơ bùng phát dịch.
2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố:
- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố:
+ Chỉ đạo các cấp chính quyền tại địa phương, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phải xem công tác phòng chống dịch bệnh là thường trực, nhằm ngăn chặn sự gia tăng, bùng phát của dịch bệnh. Huy động các ban, ngành, đoàn thể, vận động mọi người dân tham gia vào hoạt động phòng, chống dịch, coi đây là giải pháp cơ bản. Tiến hành xử phạt các tổ chức, cá nhân cố tình không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại địa phương theo đúng quy định.
+ Kiện toàn và duy trì ổn định mạng lưới cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết tại các xã, phường trọng điểm, bổ sung mạng lưới cộng tác viên tại những xã, phường nguy cơ cao. Bố trí kinh phí kịp thời nhằm đảm bảo nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị và kinh phí triển khai các hoạt động chống dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài.
- Tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, Chikungunya, Zika trên từng địa bàn cấp xã, phát hiện sớm các trường hợp bệnh để tiến hành xử lý ổ dịch kịp thời. Xác định các ổ bọ gậy của từng xã để có biện pháp phòng chống phù hợp.
- Triển khai ngay chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng tại các khu vực có ổ dịch và khu vực nguy cơ cao theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo địa phương tổ chức triển khai hàng tuần chiến dịch loại trừ ổ lăng quăng/bọ gậy tới tận thôn/ấp, xã/phường, đặc biệt tại khu vực đang ghi nhận ổ dịch sốt xuất huyết và khu vực có nguy cơ cao, thống kê báo cáo hàng tuần qua phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.
- Tổ chức tập huấn và tập huấn lại về chẩn đoán, điều trị, giám sát bệnh nhân, giám sát véc tơ, kỹ thuật phun hóa chất, xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế các tuyến và đội ngũ cộng tác viên.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn triển khai các hoạt động tuyên truyền để người dân hiểu nguy cơ, sự nguy hiểm của bệnh và hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt.
- Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra, giám sát phòng chống dịch trên địa bàn, đặc biệt tại các tháng cao điểm và tại các khu vực có nguy cơ cao.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện trưởng các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng khẩn trương tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) theo quy định.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 3608/BYT-DP năm 2020 về tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết do Bộ Y tế ban hành
- 2 Công văn 16102/QLD-KD năm 2019 về cung ứng thuốc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết do Cục Quản lý Dược ban hành
- 3 Công văn 3529/BGDĐT-GDTC năm 2019 về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Thông tư 54/2015/TT-BYT hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1 Công văn 3529/BGDĐT-GDTC năm 2019 về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Công văn 16102/QLD-KD năm 2019 về cung ứng thuốc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết do Cục Quản lý Dược ban hành
- 3 Công văn 3608/BYT-DP năm 2020 về tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết do Bộ Y tế ban hành
- 4 Công văn 8186/BYT-KCB năm 2021 về tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue do Bộ Y tế ban hành