BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6566/BTC-TCHQ | Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2015 |
Kính gửi: Hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu thành phố Hà Nội
Trả lời ý kiến của Hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu thành phố Hà Nội tại công văn số 20/CV-HATAP ngày 10/4/2015 về Đề án ứng dụng công nghệ tem điện tử trong quản lý hải quan đối với rượu nhập khẩu, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Trong thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan luôn chú trọng ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ trong công tác quản lý nhà nước với quyết tâm đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của cộng đồng doanh nghiệp.
Đề án ứng dụng công nghệ tem điện tử trong quản lý hải quan đối với rượu nhập khẩu được Bộ Tài chính giao Tổng cục Hải quan nghiên cứu nhằm xây dựng một giải pháp quản lý rượu nhập khẩu tiên tiến, hiện đại, phù hợp với phương thức quản lý hải quan điện tử hiện nay và bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng, quyền lợi của doanh nghiệp xuất nhập khẩu dần từng bước thay thế phương án quản lý tem rượu thông thường hiện nay.
Tem điện tử hay còn gọi là tem xác thực hàng hóa là giải pháp cho phép dễ dàng kiểm tra, xác thực tức thời nguồn gốc hàng hóa qua mạng internet hay mạng viễn thông. Quy trình xác thực như sau:
- Cào lớp tráng bạc trên con tem để có được mã bảo vệ in trên tem;
- Nhắn tin tới số điện thoại của hệ thống hoặc tra cứu trên trang web được hướng dẫn trên tem với nội dung là mã bảo vệ;
- Hệ thống sẽ ngay lập tức nhắn tin phản hồi hoặc trên trang web sẽ phản hồi cho người tiêu dùng mã số xác thực tương ứng với mã bảo vệ mà người tiêu dùng vừa muốn kiểm tra và thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Nếu mã xác nhận trên tin nhắn trùng với mã xác nhận được in trên Tem, điều đó có nghĩa là:
+ Con tem đó là tem thật;
+ Các thông tin về nguồn gốc của sản phẩm vừa nhận được là thông tin của sản phẩm được dán con tem đó. (nếu thông tin của sản phẩm không đúng với sản phẩm, tức là con tem đó dán không đúng sản phẩm quy định)
Trường hợp mã xác nhận trên tin nhắn không trùng với mã xác nhận được in trên Tem thì con tem đó là giả và sản phẩm đó là không rõ nguồn gốc. Sau khi xác thực nguồn gốc hàng hóa, trên hệ thống, tổng đài sẽ đánh dấu mã bảo vệ này đã qua kiểm tra, nếu tiếp tục nhắn tin trùng mã bảo vệ này, hệ thống sẽ có cảnh báo đến người tiêu dùng là hàng hóa trên đã được xác thực. Việc làm này giúp ngăn chặn việc một cặp dãy số mã bảo vệ và mã xác nhận được sử dụng lại nhiều lần (chống việc làm tem giả có cùng cặp mã bảo vệ và mã xác nhận).
Theo Đề án, tem điện tử khi áp dụng sẽ đạt được một số lợi ích cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cũng như đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Sẽ là bước đột phá trong công tác chống hàng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, cải cách hành chính, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, chống thất thu ngân sách nhà nước, cụ thể:
- Tính bảo mật cao cho tem, công nghệ in tem không quá phức tạp, chi phí thấp mà vẫn đạt hiệu quả bảo mật;
- Cơ quan quản lý có thể quản lý tới từng sản phẩm được dán tem.
- Dễ dàng xác thực tức thời về nguồn gốc hàng hóa, nâng cao vai trò tự kiểm tra của người tiêu dùng;
- Dễ dàng kiểm tra về nguồn gốc hàng hóa khi cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống hàng nhái;
- Nâng cao thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp nhập khẩu rượu;
- Có thể áp dụng, kiểm tra trên diện rộng ở các vùng địa lý khắp nơi trên cả nước.
Tem điện tử có thể được dán bằng tay hoặc dán bằng máy dán tem. Chất liệu làm tem đảm bảo chắc chắn, không bong tróc kể cả trong môi trường bảo quản lạnh, không ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm, quy định việc dán tem điện tử không thay đổi so với dán tem rượu nhập khẩu hiện nay nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của doanh nghiệp.
Trên đây là ý kiến của Bộ Tài chính gửi Hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu thành phố được biết.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 6774/TCHQ-GSQL năm 2018 hướng dẫn thực hiện cấp, bán tem rượu nhập khẩu đối với rượu nhập khẩu bị tịch thu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 3263/VPCP-KTN năm 2016 báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh rượu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Thông báo 3319/TB-TCHQ năm 2016 về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu là Rượu xeton Diacetone Alcohol DAA Diacetone Alcohol do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Công văn 2023/VPCP-KTTH năm 2015 về Đề án ứng dụng công nghệ tem điện tử trong quản lý hải quan đối với rượu nhập khẩu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 10823/TCHQ-GSQL năm 2014 xác nhận serial tem rượu nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6 Công văn 7332/TCHQ-TXNK năm 2014 về giá tính thuế rượu nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1 Công văn 7332/TCHQ-TXNK năm 2014 về giá tính thuế rượu nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 10823/TCHQ-GSQL năm 2014 xác nhận serial tem rượu nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 2023/VPCP-KTTH năm 2015 về Đề án ứng dụng công nghệ tem điện tử trong quản lý hải quan đối với rượu nhập khẩu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Công văn 3263/VPCP-KTN năm 2016 báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh rượu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Thông báo 3319/TB-TCHQ năm 2016 về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu là Rượu xeton Diacetone Alcohol DAA Diacetone Alcohol do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6 Công văn 6774/TCHQ-GSQL năm 2018 hướng dẫn thực hiện cấp, bán tem rượu nhập khẩu đối với rượu nhập khẩu bị tịch thu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7 Thông tư 23/2021/TT-BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá do Bộ Tài chính ban hành