BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6664/BGDĐT-GDDT | Hà Nội, ngày 6 tháng 8 năm 2009 |
Kính gửi: Ông (Bà) Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo
Để triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/2003/CT/BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (CBQLCSGD) về dạy học lớp ghép cấp tiểu học vùng dân tộc như sau:
1. Mục tiêu bồi dưỡng
Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQLCSGD dạy học lớp ghép theo hướng dẫn tại Công văn số 9548/ BGDĐT-GDTH ngày 13 tháng 10 năm 2008 về việc hướng dẫn quản lý và tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học, với các nội dung sau: Kỹ thuật dạy học lớp ghép, tổ chức dạy học lớp ghép, phương pháp dạy học trong lớp ghép, môi trường dạy học lớp ghép... Tạo điều kiện để giáo viên và CBQLCSGD dạy học lớp ghép cấp tiểu học vùng dân tộc trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm dạy học.
2. Đối tượng bồi dưỡng
Toàn bộ giáo viên và CBQLCSGD dạy học lớp ghép cấp tiểu học đều tham gia bồi dưỡng. Đối với những giảng viên cốt cán được phân công bồi dưỡng, được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định thời gian bồi dưỡng đảm bảo đủ nội dung và thời lượng theo quy định tại văn bản này.
3. Nội dung bồi dưỡng
3.1. Các vấn đề chung được bồi dưỡng cùng với giáo viên và CBQLCSGD cấp tiểu học của địa phương.
3.2. Về kiến thức, kỹ năng sư phạm
Công văn số 9548/ BGDĐT-GDTH ngày 13 tháng 10 năm 2008 về việc hướng dẫn quản lý và tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học.
Lựa chọn các chuyên đề bồi dưỡng về dạy học lớp ghép từ tài liệu các Dự án phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương.
Các tài liệu tham khảo:
+ Dạy học lớp ghép (Dự án phát triển giáo viên tiểu học-2006);
+ Dạy lớp ghép 1+2 (Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn);
+ Dạy học lớp ghép có hiệu quả (Dự án trường tiểu học bạn hữu);
+ Các tài liệu khác có liên quan đến dạy học lớp ghép do đơn vị tổ chức bồi dưỡng lựa chọn.
4. Yêu cầu về tổ chức
Các sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và CBQLCSGD dạy học lớp ghép cấp tiểu học vùng dân tộc học trong hè 2009 và những năm tiếp theo của địa phương và tổ chức triển khai bồi dưỡng đảm bảo các yêu cầu sau:
4.1. Về tổ chức các lớp bồi dưỡng
Tổ chức các lớp bồi dưỡng theo đơn vị phòng giáo dục, giáo viên tham gia các lớp này là những giáo viên chưa được tập huấn cốt cán cấp tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo có lớp ghép sử dụng ngân sách bồi dưỡng giáo viên hàng năm để tổ chức tập huấn bồi dưỡng về dạy học lớp ghép cho giáo viên dạy lớp ghép.
Chuẩn bị các điều kiện (kinh phí, tài liệu, thiết bị, cơ sở vật chất, địa điểm...) cho triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên và CBQLCSGD dạy học lớp ghép cấp tiểu học trong hè 2009 và những năm sau kịp thời và đủ số lượng theo yêu cầu.
4.2. Về đội ngũ giảng viên cốt cán bồi dưỡng và các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng
Các Sở Giáo dục và Đào phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên lựa chọn và bồi dưỡng để có đội ngũ báo cáo viên cốt cán, đủ năng lực chuyên môn và thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng của Bộ để bồi dưỡng giáo viên ở địa phương.
4.3. Hình thức, phương pháp và thời gian bồi dưỡng
+ Hình thức bồi dưỡng cần phù hợp với nội dung dạy học lớp ghép, phát huy hình thức tự bồi dưỡng, kết hợp với nghe giảng và thảo luận, giải đáp vướng mắc, đối thoại, thực hành, tập giảng, thăm quan thực tế, sử dụng đồ dùng dạy học.
+ Trên cơ sở tài liệu đã tập huấn cán bộ cốt cán về dạy học lớp ghép và tham khảo một số tài liệu đã nêu trên giảng viên xây dựng tài liệu tập huấn tại địa phương trước khi bồi dưỡng.
+ Có sổ theo dõi và quản lý lớp học, giáo viên tham gia bồi dưỡng về dạy học lớp ghép phải viết thu hoạch và được đánh giá kết quả học tập.
+ Thời lượng tập huấn: từ 3 đến 7 ngày.
4.4. Thời điểm thực hiện
Căn cứ vào kế hoạch biên chế năm học Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thời điểm, thời gian bồi dưỡng cho phù hợp. Riêng năm học 2009-2010, bổ sung kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy lớp ghép cấp tiểu học trong thời gian hè 2009 phù hợp với điều kiện của địa phương, có thể bố trí vào thời điểm nghỉ giữa học kỳ I. Các Sở Giáo dục và Đào tạo gửi kế hoạch bồi dưỡng cả năm học của địa phương về Bộ trước khi mở lớp. Sau khi kết thúc các đợt bồi dưỡng, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị tổng kết, rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả về Bộ trước ngày 15 tháng 9 hằng năm để thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo.
Căn cứ vào nội dung hướng dẫn này, các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, CBQLCSGD dạy học lớp ghép cấp tiểu học theo đúng tinh thần chỉ đạo: bồi dưỡng thực chất, lựa chọn nội dung cần thiết, tuyệt đối không mang tính chất hình thức.
Trong quá trình triển khai thực hiện, có gì vướng mắc cần phản ánh về Bộ (Vụ Giáo dục dân tộc) để xin ý kiến chỉ đạo.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Kế hoạch 133/KH-BGDĐT năm 2020 về kiểm tra việc triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Công văn 3670/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2013-2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Công văn 9548/BGDĐT-GDTH hướng dẫn quản lý và tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Công văn 3670/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2013-2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Kế hoạch 133/KH-BGDĐT năm 2020 về kiểm tra việc triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Công văn 5335/BGDĐT-GDTH năm 2022 hướng dẫn tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành