Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 677/LĐTBXH-ATLĐ
V/v xây dựng và ban hành quy chun KTQG về an toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2017

 

Kính gửi:

Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công thương, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Quốc phòng, Công an

 

Luật An toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 và Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động đã quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ trong việc xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi quản lý.

Thực hiện trách nhiệm được quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ một số nội dung sau:

1. Đề xuất danh mục quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (kế hoạch) theo mẫu và hướng dẫn tại các Phụ lục 1, 2, 3 gửi kèm theo công văn này

2. Chủ động lập kế hoạch và triển khai xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền được giao.

3. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng các nội dung quản lý về an toàn, vệ sinh lao động được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khác có nội dung liên quan đến quá trình lao động.

Văn bản đề xuất danh mục quy chuẩn của quý Bộ đề nghị gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động), nhà làm việc liên cơ quan Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số 3, ngõ 7, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội trước ngày 22/03/2017.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Bộ./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, PC, ATLĐ.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Doãn
Mậu Diệp

 


PHỤ LỤC I

RÀ SOÁT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG1 ĐÃ BAN HÀNH

I. Danh Mục Quy Chuẩn Giữ Nguyên

TT

Tên Quy chuẩn

Số hiệu Quy chuẩn

Số hiệu Văn bản ban hành

Thuộc nhóm2

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

II. Danh Mục Quy Chuẩn Sửa Đổi, Bổ Sung

TT

Tên Quy chuẩn

Số hiệu quy chuẩn

Số hiệu văn bản ban hành

Thuộc nhóm3

Lý do sửa đổi, bổ sung4

Tháng/Năm ban hành

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Danh Mục Quy Chuẩn Gộp Lại Thành Một Quy Chuẩn

TT

Tên Quy chuẩn

Số hiệu quy chuẩn

Số hiệu văn bản ban hành

Tên QC mới

Thuộc nhóm5

Tháng/Năm ban hành

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Danh Mục Quy Chuẩn Gộp Lại Thành Bộ Quy Chuẩn

TT

Tên Quy chuẩn

Số hiệu quy chuẩn

Số hiệu văn bản ban hành

Dự kiến số hiệu QC mới theo Bộ quy chuẩn6

Thuộc nhóm7

Tháng/Năm hoàn thành

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

ĐỀ XUẤT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG MỚI

I. Đ XUT CÁC QUY CHUẨN

TT

Tên Quy chuẩn

Dự kiến Thuộc nhóm1

Dự kiến thuộc Bộ quy chuẩn (nếu có)

Sự cần thiết2

Thẩm quyền ban hành căn cứ vào3

Tình hình tai nạn, bệnh nghề nghiệp liên quan4

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Các tiêu chuẩn viện dẫn hoặc tham khảo

Tháng/Năm ban hành

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. ĐỀ XUẤT NHÓM QUY CHUẨN (TRƯỜNG HỢP CHƯA XÁC ĐỊNH QUY CHUẨN CỤ THỂ)

TT

Dự kiến nhóm5

Một số đối tượng dự kiến thuộc nhóm

Căn cứ thẩm quyền

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 3

HƯỚNG DẪN ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

1. Đối tượng của danh mục Quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động

Theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động thì Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được phân cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và 09 Bộ quản lý chuyên ngành ban hành sau khi có sự thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ là đầu mối chủ trì lập kế hoạch xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.

Thời gian qua, đã có nhiều ý kiến đề nghị phân định rõ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật an toàn. Tuy nhiên, việc phân định rạch ròi là bất khả thi vì vấn đề an toàn lao động và vấn đề kỹ thuật luôn gắn chặt với nhau. Việc xác định Quy chuẩn là an toàn, vệ sinh lao động hoặc liên quan đến an toàn vệ sinh lao động phải căn cứ vào nội dung quy định của Quy chuẩn.

Như vậy, đối tượng của danh mục trên bao gồm các Quy chuẩn có phạm vi quy định về nội dung an toàn, vệ sinh lao động (không nhất thiết là phải có tên là an toàn, vệ sinh lao động). Bên cạnh đó, các quy chuẩn có nội dung quy định về quá trình lao động, quy định về chứng nhận sự phù hợp trong quá trình sử dụng của máy, thiết bị, vật tư, chất (nghĩa là quá trình lao động) cũng chính là có quy định nội dung an toàn, vệ sinh lao động nên cũng là đối tượng của Danh mục.

Bên cạnh đó, đối với các bộ quản lý chuyên ngành thì đối tượng của danh mục Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền ban hành và quản lý của các bộ căn cứ vào Luật An toàn, Vệ sinh lao động và các Nghị định hướng dẫn (Nghị định số 39/2016/NĐ-CP và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP) và các Luật chuyên ngành như Luật bảo vệ môi trường, Luật Điện lực, Luật Hóa chất, Luật Khoáng sản, Luật Xây dựng, Luật Khoa học công nghệ, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Rà soát các quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động đã có

a) Đối tượng rà soát: là các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động như đã nêu tại khoản 1 trên và thuộc thẩm quyền quản lý.

b) Phân loại: Cần liệt kê được các Quy chuẩn giữ nguyên, các Quy chuẩn cần sửa đổi bổ sung; Các Quy chuẩn cần gộp lại thành một Quy chuẩn hoặc Bộ Quy chuẩn (tiêu chuẩn gộp nhóm theo điểm c khoản này).

c) Lý do sửa đổi, bổ sung: Các Quy chuẩn sửa đổi bổ sung cần có các lý do cụ thể như: các nội dung về vướng mắc, khó khăn, bất cập trong triển khai Quy chuẩn; yêu cầu bức thiết của phát triển công nghệ, sản xuất, hội nhập quốc tế; thay đổi về thẩm quyền ban hành...

Qua căn cứ đề xuất, cần xác định nhóm ưu tiên sửa đổi bổ sung để đưa vào kế hoạch của năm.

3. Đ xuất các quy chuẩn mới

Đề xuất xây dựng các quy chuẩn mới về an toàn, vệ sinh lao động cần đánh giá được sự cần thiết xây dựng Quy chuẩn đưa ra các thông tin cụ thể sau:

a) Thẩm quyền ban hành: Dựa trên Luật An toàn, vệ sinh lao động (và các Nghị định hướng dẫn) và các Luật chuyên ngành. Sau khi Luật An toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực thì về cơ bản thẩm quyền ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động của các Bộ đã được phân định rõ. Tuy nhiên, để xác định chi tiết thẩm quyền ban hành đối với từng nội dung cụ thể; xác định Quy chuẩn có thuộc hệ thống Quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động còn phải căn cứ vào nội dung quy định cụ thể của Quy chuẩn như theo phân tích tại khoản 1 trên;

b) Sự cần thiết, xác định nhóm ưu tiên cần ban hành trước: dựa trên yêu cầu của kỹ thuật, công nghệ, hội nhập...;

c) Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp liên quan tới đối tượng;

d) Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia tương ứng (nếu có thì ghi số hiệu cụ thể);

đ) Phân nhóm và bộ Quy chuẩn dự kiến (nếu có, thực hiện theo trường hợp 2 khoản 4 và Khoản 5).

4. Gộp Quy chuẩn

Theo định hướng xây dựng Quy chuẩn trước đây thì số lượng dự kiến của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động rất đồ sộ. Như vậy việc gộp các quy chuẩn và phân nhóm các quy chuẩn cho dễ xây dựng và theo dõi là vấn đề bức thiết, cụ thể;

a) Quy mô của một Quy chuẩn: để các Quy chuẩn không phân mảnh quá nhỏ, khó theo dõi với người thực hiện thì Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động phải đảm bảo quy định ít nhất cho:

- Một sản phẩm cụ thể để thực hiện đầy đủ một công việc đối với Quy chuẩn về máy, thiết bị;

- Một chức năng bảo vệ đối với Quy chuẩn về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;

- Một ngành sản xuất, hoặc quy định chung cho ngành kinh tế quốc dân theo quy mô, loại hình doanh nghiệp đối với Quy chuẩn về quá trình.

- Một nhóm yếu tố có hại ảnh hưởng đến một chức năng hoặc một nhóm yếu tố có hại liên quan đến nghề, công việc cụ thể đối với Quy chuẩn vệ sinh lao động.

b) Các trường hợp gộp Quy chuẩn:

- Trường hợp 1: Các Quy chuẩn đã ban hành có đối tượng quy định rất nhỏ (hoặc các Quy chuẩn dự kiến ban hành dựa trên các TCVN cho từng đối tượng rất nhỏ) cần gộp lại thành một Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chí quy mô như trên.

- Trường hợp 2: Các Quy chuẩn có đối tượng gần nhau (thực hiện một công việc gần giống nhau đối với Quy chuẩn về máy, thiết bị; thực hiện chức năng bảo vệ gần giống nhau đối với quy chuẩn phương tiện bảo vệ cá nhân; thực hiện quy định an toàn, vệ sinh lao động cho nghề, công việc có tính chất gần giống nhau thì gộp thành bộ Quy chuẩn. Việc gộp này vẫn giữ các Quy chuẩn riêng rẽ nhưng số hiệu quy chuẩn, tên quy chuẩn cần được quy ước theo Bộ để dễ theo dõi, tra cứu và sửa đổi khi cần thiết. Ví dụ có thể thành lập Bộ Quy chuẩn về thang máy trong đó bao gồm: Quy chuẩn thang máy; Quy chuẩn thang máy không buồng máy; Quy chuẩn thang máy gia đình; Quy chuẩn thang máy bệnh viện; Quy chuẩn thang máy bãi xe thông minh...

5. Phân nhóm Quy chuẩn

Để tiện cho quá trình quản lý, theo dõi các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động thì cũng cần phải phân các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động vào các nhóm cơ bản sau:

- Nhóm máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt: Thiết bị nâng; thiết bị áp lực; thang máy; xe nâng hàng, nâng người...

- Nhóm vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt;

- Nhóm công trình vui chơi công cộng;

- Nhóm trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Phương tiện bảo vệ đầu; Phương tiện bảo vệ mắt, mặt; Phương tiện bảo vệ cơ quan thính giác; Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp; Phương tiện bảo vệ thân thể; Phương tiện bảo vệ tay; Phương tiện bảo vệ chân; Phương tiện bảo vệ cá nhân khác.

- Nhóm Quy chuẩn quá trình trong các ngành lĩnh vực: Cơ khí; khai thác khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất, truyền tải điện; sản xuất, cung cấp hóa chất...

- Nhóm Quy chuẩn vệ sinh lao động: Yếu tố vật lý; yếu tố hóa học; yếu tố nặng nhọc; yếu tố có hại theo công việc; nguyên tắc và thông số vệ sinh lao động....

Trong trường hợp cụ thể, Quy chuẩn có thể gộp thành một Bộ mà không thuộc nhóm nào (ở đây nhóm chính là Bộ) hoặc Quy chuẩn thuộc nhóm nhưng không thuộc Bộ nào hoặc thuộc một Bộ sau đó thuộc nhóm lớn hơn.

6. Đề xuất các nhóm Quy chuẩn khi chưa xác định được các Quy chuẩn cụ thể

Trường hợp chưa xác định được ngay một số quy chuẩn cụ thể thì cần phải đề xuất các nhóm Quy chuẩn theo tiêu chí phân nhóm như trên.



1 Quy chuẩn có phạm vi quy định về nội dung an toàn, vệ sinh lao động (không nhất thiết là phải có tên là an toàn, vệ sinh lao động) là đối tượng của danh mục Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. Bên cạnh đó, các quy chuẩn có nội dung quy định về chứng nhận sự phù hợp trong quá trình sử dụng của máy, thiết bị, vật tư, chất (nghĩa là quá trình lao động) cũng chính là có quy định nội dung an toàn, vệ sinh lao động nên cũng là đối tượng của Danh mục.

2 Phân loại theo các nhóm, ví dụ:

- Nhóm máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt: Thiết bị nâng; thiết bị áp lực; thang máy; xe nâng hàng, nâng người...

- Nhóm công trình vui chơi công cộng;

- Nhóm vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt;

- Nhóm trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Phương tiện bảo vệ đầu; Phương tiện bảo vệ mắt, mặt; Phương tiện bảo vệ cơ quan thính giác; Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp; Phương tiện bảo vệ thân thể; Phương tiện bảo vệ tay; Phương tiện bảo vệ chân; Phương tiện bảo vệ cá nhân khác.

- Nhóm Quy chuẩn quá trình trong các ngành lĩnh vực: Cơ khí; khai thác khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất, truyền tải điện; sản xuất, cung cấp hóa chất...

- Nhóm Quy chuẩn vệ sinh lao động: Yếu tố vật lý; yếu tố hóa học; yếu tố nặng nhọc; yếu tố có hại theo công việc; nguyên tắc và thông số vệ sinh lao động....

3 Như chú thích 2

4 Các nội dung về vướng mắc, khó khăn, bất cập trong triển khai Quy chuẩn; yêu cầu bức thiết của phát triển công nghệ, sản xuất, hội nhập quốc tế; thay đổi về thẩm quyền ban hành...

5 Như chú thích 2

6 Số hiệu quy ước thống nhất theo Bộ Quy chuẩn để dễ tra cứu, các Quy chuẩn theo Bộ thì bắt buộc phải cùng nhóm.

7 Như chú thích 2.

1 Phân theo các nhóm, ví dụ:

- Nhóm máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt: Thiết bị nâng; thiết bị áp lực; thang máy; xe nâng hàng, nâng người...

- Nhóm công trình vui chơi công cộng;

- Nhóm vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt;

- Nhóm trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Phương tiện bảo vệ đầu; Phương tiện bảo vệ mắt, mặt; Phương tiện bảo vệ cơ quan thính giác; Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp; Phương tiện bảo vệ thân thể; Phương tiện bảo vệ tay; Phương tiện bảo vệ chân; Phương tiện bảo vệ cá nhân khác.

- Nhóm Quy chuẩn quá trình trong các ngành lĩnh vực: Cơ khí; khai thác khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất, truyền tải điện; sản xuất, cung cấp hóa chất...

- Nhóm Quy chuẩn vệ sinh lao động: Yếu tố vật lý; yếu tố hóa học; yếu tố nặng nhọc; yếu tố có hại theo công việc....

2 Dựa trên yêu cầu của kỹ thuật, công nghệ, hội nhập...

3 Dựa trên Luật An toàn, vệ sinh lao động (và các Nghị định hướng dẫn) và các Luật chuyên ngành (nội dung, điều khoản cụ thể)

4 Có thể có báo cáo giải trình kèm theo

5 Phân theo các nhóm như tại chú thích 1.