Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6801/BKHĐT-HTX
V/v Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018

Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2017

 

Kính gửi:

- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Giao thông vận tải; Xây dựng;
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Liên minh HTX Việt Nam.

Để phục vụ kịp thời công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018 của cả nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (kể cả các tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách) và Liên minh HTX Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao về kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2017, các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và tình hình cụ thể của đơn vị, địa phương, khẩn trương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018 (hướng dẫn đính kèm*), đồng thời đưa vào nội dung phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành mình. Báo cáo bằng văn bản gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 5/9/2016 (gửi kèm bản mềm về Vụ Hợp tác xã, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo địa chỉ vuhtx@mpi.gov.vn).

Đề nghị các Bộ, ngành, Liên minh HTX Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố;
- Các hội; Nông dân Việt Nam, LHPN Việt Nam, Cựu chiến binh Việt Nam, TW Đoàn thanh niên, Tổng liên đoàn lao động VN, Mặt trận Tổ quốc VN (để phối hợp thực hiện);
- Trung tâm tin học (để đăng lên trang điện tử);
- Lưu: Vụ HTX, VT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đặng Huy Đông

 

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018
(Kèm theo Công văn số: 6801/BKHĐT-HTX ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2017

Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2017, các bộ, ngành, địa phương đánh giá khách quan, trung thực các kết quả đạt được theo các nội dung chủ yếu sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Đánh giá về tình hình thực hiện 7 nguyên tắc của hợp tác xã:

a) Nguyên tắc tự nguyện: đánh giá về tinh thần tự nguyện trong việc thực hiện trách nhiệm của các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trong quá trình thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã; tinh thần tự nguyện của hợp tác xã trong quá trình thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.

b) Nguyên tắc kết nạp rộng rãi thành viên: đánh giá về sự sẵn sàng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong việc kết nạp những cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân mong muốn sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, không phân biệt giới tính, vị thế xã hội, chủng tộc, quan điểm chính trị, tôn giáo...

c) Nguyên tắc quản lý dân chủ: đánh giá về việc thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.

d) Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm: đánh giá về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình trước pháp luật.

đ) Nguyên tắc gắn kết về kinh tế của thành viên: đánh giá về sự thực hiện cam kết của thành viên, hợp tác xã thành viên theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ; đánh giá về mức độ phân phối thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho thành viên.

e) Nguyên tắc giáo dục, đào tạo và thông tin: đánh giá về sự quan tâm của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

g) Nguyên tắc phát triển cộng đồng: đánh giá về vai trò của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong việc chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.

2. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, ln hiệp hợp tác xã

a) Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác

Đánh giá kết quả đạt được dựa trên một số tiêu chí cụ thể sau:

- Tổng số hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (trong đó nêu rõ: số lượng thành lập mới, giải thể, phá sản, chuyển đổi theo Luật HTX 2012 của mỗi loại); so với mục tiêu kế hoạch năm 2017;

- Doanh thu bình quân của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (trong đó bao gồm doanh thu đối với thành viên và doanh thu đối với thị trường bên ngoài thành viên); so với mục tiêu kế hoạch năm 2017;

- Lãi bình quân và tỷ suất lãi (lãi/vốn) của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; so với mục tiêu kế hoạch năm 2017.

b) Về thành viên, lao động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác

Đánh giá kết quả đạt được dựa trên một số tiêu chí cụ thể sau:

- Tổng số thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (trong đó nêu rõ: số lượng thành viên mới gia nhập, rút khỏi của mỗi loại); so với mục tiêu kế hoạch năm 2017;

- Tổng số lao động làm việc thường xuyên1 trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (trong đó nêu rõ số lao động đồng thời là thành viên của mỗi loại); so với mục tiêu kế hoạch năm 2017;

- Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; so với mục tiêu kế hoạch năm 2017.

c) Về trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác

Đánh giá kết quả đạt được dựa trên một số tiêu chí cụ thể sau:

- Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác;

- Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác đạt trình độ sơ cấp, trung cấp; so với tổng số cán bộ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác và so với mục tiêu kế hoạch năm 2017;

- Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác đạt trình độ cao đẳng, đại học; so với tổng số cán bộ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác và so với mục tiêu kế hoạch năm 2017.

II. ĐÁNH GIÁ THEO LĨNH VỰC

Đánh giá theo các lĩnh vực: nông - lâm - ngư - diêm nghiệp; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng; tín dụng; thương mại; vận tải và lĩnh vực khác. Phân tích và làm rõ chất lượng tăng trưởng của từng lĩnh vực; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu; năng lực sản xuất mới tăng thêm trong năm 2017.

Đối với mỗi lĩnh vực cần đánh giá dựa trên các tiêu chí:

- Số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác đang hoạt động.

- Số lượng thành viên tham gia.

- Số lượng lao động làm việc thường xuyên (trong đó có số lượng lao động đồng thời là thành viên).

- Doanh thu bình quân của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (trong đó có doanh thu đối với thành viên và doanh thu đối với thị trường bên ngoài thành viên).

- Lãi bình quân và tỷ suất lãi bình quân của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác.

- Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ

1. Kết quả triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn

1.1. Ở cấp Trung ương

Đánh giá tình hình xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới lĩnh vực kinh tế tập thể; liệt kê tên văn bản, số, ngày ban hành (nếu có).

Nêu những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và đề xuất kiến nghị.

1.2. Ở cấp địa phương

Đánh giá tình hình xây dựng, ban hành và kết quả triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn (bao gồm Trung ương và địa phương), tình hình xây dựng các chương trình, đề án của địa phương nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển; tình hình tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân đối với kinh tế tập thể.

Nêu những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và đề xuất kiến nghị,

2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể tại các Bộ, ngành địa phương theo các nhiệm vụ đã được quy định tại khoản 2 Điều 28, Điều 29 và Điều 30 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.

Nêu những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và đề xuất kiến nghị.

3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã

Theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 và Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì một phần nguồn vốn để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 được lồng ghép trong Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới nhằm thực hiện tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương báo cáo về kết quả triển khai hỗ trợ phát triển hợp tác xã nói chung (trong đó có kết quả triển khai theo CTMTQG xây dựng nông thôn mới nói riêng) với các nội dung cụ thể như sau:

- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: số lượt cán bộ hợp tác xã, thành viên tham gia bồi dưỡng, tổng kinh phí hỗ trợ.

- Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường: số hợp tác xã được hỗ trợ, tổng kinh phí hỗ trợ.

- Chính sách ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới: số hợp tác xã được hỗ trợ, tổng kinh phí hỗ trợ.

- Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã: số hợp tác xã được hỗ trợ, tổng số vốn hỗ trợ.

- Chính sách thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: số hợp tác xã được hỗ trợ, tổng kinh phí hỗ trợ.

- Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: số dự án, tổng vốn phân bổ.

- Chính sách giao đất, cho thuê đất: số hợp tác xã được hỗ trợ, tổng diện tích được giao, thuê.

- Chính sách ưu đãi về tín dụng: số hợp tác xã được hỗ trợ, tổng số vốn được vay ưu đãi.

- Chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh: số hợp tác xã được hỗ trợ, tổng kinh phí hỗ trợ.

- Chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm: số hợp tác xã được hỗ trợ, tổng kinh phí hỗ trợ.

Đánh giá vai trò, vị trí của hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong xây dựng nông thôn mới nói riêng. Nêu những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và đề xuất kiến nghị.

4. Kết quả đăng ký lại, chuyển đổi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập trước ngày Luật có hiệu lực thi hành mà tổ chức và hoạt động không phù hợp với quy định của Luật thì phải đăng ký lại hoặc chuyển sang loại hình tổ chức khác trong thời hạn 36 tháng, kể từ khi Luật có hiệu lực thi hành.

Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập trước ngày Luật có hiệu lực thi hành mà tổ chức và hoạt động không trái với quy định của Luật thì tiếp tục hoạt động và không phải đăng ký lại.

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương đánh giá về tình hình đăng ký lại, chuyển đổi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo một số nội dung như sau:

- Tổng số hợp tác xã thành lập trước ngày 1/7/2013

- Tổng số hợp tác xã hoạt động chưa phù hợp với quy định của Luật, cần phải đăng ký lại hoặc chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác.

- Tổng số hợp tác xã đã đăng ký lại hoặc chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác (trong đó nêu cụ thể số hợp tác xã đã tổ chức lại; số hợp tác xã đã chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác)

- Tổng số hợp tác xã chưa đăng ký lại, chưa chuyển đổi sang loại hình khác.

- Tổng số hợp tác xã tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể.

Nêu những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và đề xuất kiến nghị.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018

I. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018

- Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018 phải đặt trong kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2016-2020, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, của địa phương; cần bám sát và cụ thể hóa các mục tiêu được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 chung của cả nước, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và các chiến lược phát triển của ngành, địa phương đã được phê duyệt, chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, các chương trình mục tiêu quốc gia,

- Phát triển kinh tế tập thể phải xuất phát từ nhu cầu chung thực tế của các thành viên trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, trên mọi vùng lãnh thổ; phải theo đúng các giá trị và các nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã, mang tính phổ biến trên thế giới áp dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

- Một mặt quan tâm các chỉ tiêu số lượng, mặt khác phải đặc biệt chú trọng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, hiệu quả như doanh thu, thu nhập của các thành viên....; các chỉ tiêu xã hội như hiệu quả cung ứng dịch vụ của hợp tác xã đối với thành viên và kinh tế hộ thành viên, mức độ cạnh tranh sản phẩm của các hợp tác xã, tạo việc làm mới, thu nhập và mức sống, dịch vụ của hợp tác xã phục vụ đời sống thành viên và cộng đồng dân cư như giáo dục, đào tạo, y tế...

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018

1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn

Dự báo những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế tập thể; những thuận lợi, khó khăn tác động đến khu vực kinh tế tập thể.

2. Định hướng chung về phát triển kinh tế tập thể

Căn cứ mục tiêu tổng quát, các bộ, ngành, địa phương xác định định hướng chung phát triển kinh tế tập thể năm 2018 về các mặt: chuyển đổi, đăng ký lại, thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; nâng cao hiệu quả đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững; nâng cao vai trò, vị trí của khu vực kinh tế tập thể trong nền kinh tế...

3. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã nhanh và bền vững, góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và quản lý một cách dân chủ, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là đối với nông nghiệp và nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020 khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã có vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước; thực hiện tốt hơn 7 nguyên tắc của hợp tác xã.

4. Một số mục tiêu cụ thể

Căn cứ mục tiêu tổng quát, định hướng chung về phát triển kinh tế tập thể, các bộ, ngành, địa phương cần cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của bộ, ngành, địa phương mình về phát triển kinh tế tập thể, chủ yếu tập trung theo các vấn đề sau:

- Các chỉ tiêu định hướng phát triển: Đóng góp vào GDP; số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; số lượng thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; doanh thu bình quân của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; tỉ lệ cán bộ hợp tác xã đạt trình độ sơ, trung cấp, cao đẳng, đại học.

- Xác định tiềm năng về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, địa bàn của khu vực kinh tế tập thể trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của khu vực này phù hợp với đặc điểm kinh tế, tự nhiên, xã hội của ngành, địa phương mình.

- Xác định những chỉ tiêu hoạt động của khu vực kinh tế tập thể: tăng năng suất, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh, nâng cao năng lực hoạt động của các hợp tác xã; cải thiện đời sống thành viên và cộng đồng; tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, tăng cường tính đoàn kết xã hội trên cơ sở cùng chia sẻ lợi ích lâu dài giữa các thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác.

5. Các giải pháp phát triển kinh tế tập thể năm 2018

Các bộ, ngành, địa phương tùy điều kiện cụ thể của bộ, ngành, địa phương mình đề xuất các chính sách phát triển kinh tế tập thể, tập trung vào một số nhóm giải pháp sau đây:

5.1. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012

Trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, dự kiến kế hoạch xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu thấy cần thiết) để Luật Hợp tác xã năm 2012 phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

5.2. Tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012 và nâng cao năng lực nguồn nhân lực hợp tác xã

- Dự kiến kế hoạch tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012 nhằm thống nhất nhận thức trong toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước, nhân dân về bản chất hợp tác xã và các quy định trong Luật hợp tác xã 2012, bao gồm: số lớp, hội nghị tuyên truyền tập huấn, số người/ đối tượng tham dự, số ngày thực hiện; đơn vị thực hiện tập huấn; hình thức tuyên truyền, tập huấn.

- Dự kiến kế hoạch tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ hợp tác xã, thành viên hợp tác xã: số lượng lượt người tham gia, số lớp, số ngày thực hiện, những nội dung tập huấn chính.

5.3. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch hỗ trợ theo các nội dung của chương trình; tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ bảo đảm đúng mục tiêu, hiệu quả, tránh thất thoát.

5.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã

Các bộ, ngành, địa phương cần có giải pháp chỉ đạo và thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác như: Rà soát tình hình hoạt động của các hợp tác xã, hướng dẫn tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã 2012; thu hút/kết nạp thêm thành viên; tăng vốn góp của thành viên vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các hợp tác xã; các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại; đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm; từng bước mở rộng quy mô hoạt động của các hợp tác xã; có kế hoạch, biện pháp cụ thể giải thể các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã ngừng hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.

5.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

Các bộ, ngành, địa phương cần có phương án tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, theo hướng:

- Các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ bố trí cán bộ có đủ năng lực tham mưu giúp việc trong theo dõi, quản lý, giám sát và báo cáo hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong lĩnh vực bộ, ngành mình được phân công quản lý; chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương bố trí cán bộ để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về hợp tác xã đã được pháp luật quy định.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã; chỉ đạo bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về kinh tế tập thể, hợp tác xã ở cấp tỉnh và cấp huyện để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hợp tác xã, đặc biệt ở khâu đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; theo dõi, giám sát thi hành Luật Hợp tác xã và hướng dẫn thực hiện các chính sách đối với khu vực kinh tế này.

5.6. Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

- Các đoàn thể xã hội cần có kế hoạch cụ thể tham gia phát triển kinh tế tập thể thông qua khuyến khích thành lập mới, vận động thành viên tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác, tham gia bồi dưỡng, đào tạo cho hợp tác xã. Các bộ, ngành, địa phương cần có giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ các đoàn thể chính trị, xã hội, hiệp hội và hội nghề nghiệp tham gia thúc đẩy phát triển hợp tác xã.

- Huy động các nguồn lực của ngành, địa phương tham gia hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể.

- Huy động các nguồn lực và sự hỗ trợ của quốc tế, các nước thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể./.

 

PHỤ LỤC 1

BIỂU TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN 7 NGUYÊN TẮC CỦA HỢP TÁC XÃ
(Kèm theo công văn số: 6801/BKHĐT-HTX ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và đầu tư)

STT

Nội dung nguyên tắc

Tự đánh giá

1

Nguyên tắc tự nguyện

 

2

Nguyên tắc kết nạp rộng rãi thành viên

 

3

Nguyên tắc quản lý dân chủ

 

4

Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm

 

5

Nguyên tắc gắn kết về kinh tế của thành viên

 

6

Nguyên tắc giáo dục, đào tạo và thông tin

 

7

Nguyên tắc phát triển cộng đồng

 

Đánh giá theo thang điểm tăng dần từ 1-5 điểm: thấp nhất là 1 điểm, cao nhất là 5 điểm

 

PHỤ LỤC 2

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2017 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2018
(Kèm theo công văn số: 6801/BKHĐT-HTX ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và đầu tư)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2016

Năm 2017

Kế hoạch năm 2018

Kế hoạch

Ước TH 6 tháng

Ước thực hiện cả năm

I

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

1

Tỷ trọng đóng góp vào GDP

%

 

 

 

 

 

2

Tổng số hợp tác xã

HTX

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số hợp tác xã thành lập mới

HTX

 

 

 

 

 

 

Số hợp tác xã giải thể

HTX

 

 

 

 

 

3

Tổng số thành viên hợp tác xã

Người

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số thành viên mới

Thành viên

 

 

 

 

 

4

Tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã

Thành viên

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số lao động thường xuyên mới

Người

 

 

 

 

 

 

Số lao động là thành viên hợp tác xã

Người

 

 

 

 

 

5

Doanh thu bình quân một hợp tác xã

Tr đồng/năm

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Doanh thu của HTX với thành viên

Tr đồng/năm

 

 

 

 

 

6

Lãi bình quân một hợp tác xã

Tr đồng/năm

 

 

 

 

 

7

Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã

Tr đồng/năm

 

 

 

 

 

8

Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã

Người

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp

Người

 

 

 

 

 

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên

Người

 

 

 

 

 

II

Liên hiệp hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số liên hiệp hợp tác xã

LH HTX

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số liên hiệp HTX thành lập mới

LH HTX

 

 

 

 

 

 

Số liên hiệp HTX giải thể

LH HTX

 

 

 

 

 

2

Tổng số hợp tác xã thành viên

HTX

 

 

 

 

 

3

Tổng số lao động trong liên hiệp HTX

Người

 

 

 

 

 

III

Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số tổ hợp tác

THT

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số tổ hợp tác thành lập mới

THT

 

 

 

 

 

 

Số THT có đăng ký hoạt động với chính quyền xã/phường/thị trấn

THT

 

 

 

 

 

2

Tổng số thành viên tổ hợp tác

Thành viên

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số thành viên mới thu hút

Thành viên

 

 

 

 

 

3

Doanh thu bình quân một tổ hợp tác

Tr đồng/năm

 

 

 

 

 

4

Lãi bình quân một tổ hợp tác

Tr đồng/năm

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ NĂM 2017 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2018
(Kèm theo công văn số: 6801/BKHĐT-HTX ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và đầu tư)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2016

Năm 2017

Kế hoạch năm 2018

Kế hoạch

Ước TH 6 tháng

Ước thực hiện cả năm

1

HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hợp tác xã

HTX

 

 

 

 

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

Hợp tác xã nông - lâm - ngư - diêm nghiệp

HTX

 

 

 

 

 

 

Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

HTX

 

 

 

 

 

 

Hợp tác xã xây dựng

HTX

 

 

 

 

 

 

Hợp tác xã tín dụng

HTX

 

 

 

 

 

 

Hợp tác xã thương mại

HTX

 

 

 

 

 

 

Hợp tác xã vận tải

HTX

 

 

 

 

 

 

Hợp tác xã khác

HTX

 

 

 

 

 

2

LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số LH hợp tác xã

LHHTX

 

 

 

 

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã nông - lâm - ngư - diêm nghiệp

LHHTX

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

LHHTX

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã xây dựng

LHHTX

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã tín dụng

LHHTX

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã thương mại

LHHTX

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã vận tải

LHHTX

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã khác

LHHTX

 

 

 

 

 

3

TỔ HỢP TÁC

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số tổ hợp tác

THT

 

 

 

 

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác nông - lâm - ngư - diêm nghiệp

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác xây dựng

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác tín dụng

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác thương mại

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác vận tải

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác khác

THT

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LẠI, CHUYỂN ĐỔI HỢP TÁC XÃ
(Kèm theo công văn số: 6801/BKHĐT-HTX ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và đầu tư)

STT

Loại hình/lĩnh vực

ĐVT

Tổng số (bao gồm hợp tác xã thành lập trước và sau ngày 01/7/2013)

Số hợp tác xã hoạt động chưa phù hợp với quy định của Luật HTX 2012 tính đến thời điểm 1/7/2017

 

TỔNG SỐ HỢP TÁC XÃ

 

 

 

1

Hợp tác xã nông - lâm - ngư - diêm nghiệp

HTX

 

 

2

Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

HTX

 

 

3

Hợp tác xã xây dựng

HTX

 

 

4

Hợp tác xã tín dụng

HTX

 

 

5

Hợp tác xã thương mại

HTX

 

 

6

Hợp tác xã vận tải

HTX

 

 

7

Hợp tác xã khác

HTX

 

 

 

PHỤ LỤC 5

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2017 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2018, GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo công văn số: 6801/BKHĐT-HTX ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và đầu tư)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Ước thực hiện năm 2017

Kế hoạch 2018

Kế hoạch 2018-2020

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

CTMTQG xd Nông thôn mới

Nguồn vốn khác

CTMTQG xd Nông thôn mới

Nguồn vốn khác

CTMTQG xd Nông thôn mới

Nguồn vốn khác

(1)

(2)

(3)

(4)=(5)+(6)

(5)

(6)

(7)= (8)+(9)

(8)

(9)

(10)= (11)+(12)

(11)

(12)

I

HỖ TRỢ CHUNG ĐỐI VỚI CÁC HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số người được cử đi đào tạo

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số người được tham gia bồi dưỡng

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ về tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số vốn được vay

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Hỗ trợ thành lập mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng, kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

HỖ TRỢ RIÊNG ĐỐI VỚI HTX NÔNG, LÂM, NGƯ, DIÊM NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ giao đất, cho thuê đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ giao đất

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích đất được giao

m2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ cho thuê đất

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích đất được cho thuê

m2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Ưu đãi về tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số vốn được vay ưu đãi

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí được hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Hỗ trợ về chế biến sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



* Bản mềm tải tại website: http://www.mpi.gov.vn

1 Là lao động không xác định thời hạn, không tính lao động ngắn hạn và lao động thời vụ