TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68680/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2016 |
Kính gửi: Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được Phiếu chuyển số 940/PC-TCT ngày 14/10/2016 của Tổng cục Thuế chuyển thư hỏi của độc giả Lê Văn Phúc ở Hà Nội do Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính chuyển đến (sau đây gọi là “Độc giả”) hỏi về chính sách thuế. Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp:
+ Tại Điều 2. “Giải thích từ ngữ”:
“4. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.”
+ Tại Điều 7 hướng dẫn dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp:
“1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác.
2. Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất trích bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã tiêu thụ trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp có cam kết bảo hành Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hóa và không quá 5% trên tổng giá trị công trình đối với các công trình xây lắp.
Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán:
- Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa khi trích lập hạch toán vào chi phí bán hàng.
- Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp khi trích lập hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
…”
Đề nghị Công ty của Độc giả nghiên cứu hướng dẫn nêu trên để thực hiện.
Trường hợp còn vướng mắc, đề nghị Độc giả liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được giải đáp cụ thể.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính được biết và hướng dẫn Độc giả thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 69831/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế đối với doanh nghiệp chi phụ cấp cho người lao động do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 50/2015/QĐ-UBND công bố Bộ đơn giá xây dựng công trình - Phần xây dựng, lắp đặt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 3 Quyết định 1524/QĐ-UBND năm 2014 công bố đơn giá xây dựng công trình Phần Xây dựng và đơn giá xây dựng công trình Phần Lắp đặt (sửa đổi và bổ sung) do tỉnh Long An ban hành
- 4 Quyết định 806/QĐ-UBND năm 2013 công bố đính chính bộ đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Dương - Phần xây dựng và Phần lắp đặt
- 5 Thông tư 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 1 Công văn 69831/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế đối với doanh nghiệp chi phụ cấp cho người lao động do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 50/2015/QĐ-UBND công bố Bộ đơn giá xây dựng công trình - Phần xây dựng, lắp đặt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 3 Quyết định 1524/QĐ-UBND năm 2014 công bố đơn giá xây dựng công trình Phần Xây dựng và đơn giá xây dựng công trình Phần Lắp đặt (sửa đổi và bổ sung) do tỉnh Long An ban hành
- 4 Quyết định 806/QĐ-UBND năm 2013 công bố đính chính bộ đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Dương - Phần xây dựng và Phần lắp đặt