Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69343/CT-TTHT
V/v khấu trừ số thuế đã nộp tại Myanmar.

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2018

 

Kính gửi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Đ/c: Tòa nhà TPBank, số 57 Lý Thưng Kiệt, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội; MST: 0102744865

Trả lời công văn số 1032/2018/CV-TPB.KTC ngày 31/7/2018 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (sau đây gọi tắt là TPBank) được gửi kèm theo Phiếu chuyển số 604/PC-TCT ngày 10/8/2018 của Tổng cục Thuế về việc khấu trừ số thuế TNDN đã nộp tại Myanmar, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam Chính phủ liên bang Myanmar về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập:

+ Tại Điều 11 quy định về lãi từ tiền cho vay

1. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.

2. Tuy nhiên, khoản tiền lãi này cũng có thể bị đánh thuế ở Nước ký kết nơi phát sinh lãi và theo các luật của Nước đó, nhưng nếu người nhận là đi tượng thc hưởng các khoản tiền lãi này thì mức thuế khi đó được tính sẽ không vượt quá 10 phần trăm của tng số khoản lãi từ tiền cho vay...

+ Tại Điều 24 quy định về xóa bỏ việc đánh thuế hai lần:

“...2. Trong trường hợp Việt Nam, thuế Mi-an-ma phải nộp đi với thu nhập thu được từ Mi-an-ma sẽ được phép khấu trừ trong số thuế Việt Nam phải nộp đối với thu nhập đó. Tuy nhiên, việc khấu trừ sẽ không vượt quá phần thuế Việt Nam như đã tính trước khi được phép thực hiện khoản khấu trừ phân b cho thu nhập đó...”

- Căn cứ Điều 48 Chương III Thông tư 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam quy định về biện pháp khấu trừ thuế như sau:

Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập và đã nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế thì khi đi tượng cư trú này kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam và s tiền thuế đã nộp ở Nước ký kết sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Việc khấu trừ thuế thực hiện theo các nguyên tắc dưới đây:

a) Thuế đã nộp ở Nước ký kết được khấu trừ là sắc thuế được quy định tại Hiệp định;

b) Số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ Nước ký kết theo quy định pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam nhưng cũng không được khấu trừ hoặc hoàn số thuế đã nộp cao hơn ở nước ngoài;

c) S thuế đã nộp ở Nước ký kết được khấu trừ là số thuế phát sinh trong thời gian thuộc năm tính thuế tại Việt Nam....”

- Căn cứ Khoản 4 Điều 44 Chương V Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định về thủ tục khấu trừ thuế nước ngoài vào thuế phải nộp tại Việt Nam như sau:

“4. Thủ tục khấu trừ thuế nước ngoài vào thuế phải nộp tại Việt Nam

Các tổ chức, cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam đã nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam và số thuế đã nộp là đúng với quy định của luật nước ngoài và quy định của Hiệp định thì sẽ được khấu trừ số thuế đã nộp (hoặc được coi như đã nộp) tại Nước ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam. Thủ tục khấu trừ thuế như sau:

a) Người nộp thuế gửi h sơ đề nghị khấu trừ số thuế đã nộp (hoặc được coi như đã nộp) tại nước ngoài vào số thuế phải nộp tại Việt Nam đến Cơ quan thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế. Hồ sơ gồm:

a.1) Giấy đề nghị khấu trừ thuế nước ngoài vào thuế phải nộp tại Việt Nam theo Hiệp định theo mẫu số 02/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến số thuế nước ngoài đề nghị được khu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.

Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của điểm a khoản 4 Điều này đề nghị giải trình cụ thể tại Giy đề nghị khu trừ thuế này để cơ quan thuế xem xét, quyết định.

a.2) Các tài liệu khác tùy theo hình thức đề nghị khu trừ. Cụ thể:

- Trường hợp khấu trừ trực tiếp

+ Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;

+ Bản chụp chứng từ nộp thuế ở nước ngoài có xác nhận của người np thuế;

+ Bản gốc xác nhận của Cơ quan thuế nước ngoài về s thuế đã nộp.

- Trường hợp khấu trừ số thuế khoán

+ Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;

+ Bản chụp đăng ký kinh doanh hoặc các chứng từ pháp lý xác nhận hoạt động kinh doanh tại nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;

+ Thư xác nhận của Nhà chức trách có thẩm quyền nước ngoài về số thuế đã miễn, giảm và xác nhận việc đề nghị khấu trừ số thuế khoán là phù hợp với Hiệp định và luật pháp của Nước ký kết Hiệp định có liên quan.

- Trường hợp khấu trừ gián tiếp

+ Các tài liệu pháp lý chứng minh quan hệ và tỷ lệ góp vốn của đối tượng đề nghị khấu trừ;

+ Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài của công ty chia lãi cổ phần mà đối tượng tham gia góp vốn có xác nhận của người nộp thuế;

+ Bản chụp Tờ khai thuế khấu trừ tại nguồn đối với lợi tức cổ phần được chia có xác nhận của người nộp thuế;

+ Xác nhận của Cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp đi với c phần được chia và số thuế thu nhập công ty đã nộp trước khi chia lãi cổ phần.

a.3) Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.

b) Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ xem xét và gii quyết khấu trừ thuế theo quy định tại Hiệp định và hướng dẫn tại Thông tư này trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ nêu tại điểm a khoản này. Thời hạn 10 (mười) ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình h sơ.”

- Căn cứ Điều 16 Chương IV Thông tư số 151/2014/TT-BTC 10/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế sửa đổi Điều 12, Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:

“Điều 12. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp

3. Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

b) Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

...b.3) Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Thông tư này (tùy theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):

...- Phụ lục s thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu s 03-4/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC...

Căn cứ các quy định trên, trường hợp năm 2017 TPBank phát sinh thu nhập từ lãi tiền cho vay tại Myanmar và đã nộp thuế TNDN theo quy định luật thuế của Myanmar thì khi kê khai thuế TNDN tại Việt Nam, các khoản thu nhập từ lãi tiền cho vay tại Myanmar sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam và số tiền thuế đã nộp ở Myanmar sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam nếu đảm bảo các điều kiện và thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 48 Thông tư số 205/2013/TT-BTC nêu trên.

Thủ tục để khấu trừ số thuế TNDN đã nộp tại Myanmar, TPBank thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 44 Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Điều 16 Thông tư số 151/2014/TT-BTC nêu trên.

Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc đề nghị TPBank liên hệ với phòng Kiểm tra thuế số 4 để được hướng dẫn.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để TPBank được biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Thuế (để báo cáo);
- Phòng Kiểm tra thuế số 4;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Mai Sơn