TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 696/LĐLĐ | Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2019 |
Kính gửi: | - Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã; |
Ngày 15/11/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2019/NĐ-CP về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (gọi tắt là Nghị định số 90/2019/NĐ-CP). Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020, Theo đó, quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội như sau:
- Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I, gồm: Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây;
- Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II, gồm các huyện còn lại thuộc Thành phố Hà Nội.
Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, đồng thời triển khai thực hiện Nghị định số 90/2019/NĐ-CP; để chủ động nắm bắt, theo dõi và giám sát tình hình thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng ở các doanh nghiệp và ổn định tình hình quan hệ lao động dịp Tết Canh Tý năm 2020, Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp Công đoàn Thủ đô, khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
1. Tổ chức tuyên truyền các nội dung của Nghị định số 90/2019/NĐ-CP, về mức lương tối thiểu vùng tới công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ), Người sử dụng lao động (NSDLĐ) và các cấp Công đoàn Thành phố.
2. Chỉ đạo các Công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc chủ động phối hợp với NSDLĐ trong doanh nghiệp xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo đúng quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP. Lưu ý khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
3. Thông báo công khai kế hoạch nâng lương của doanh nghiệp cho CNLĐ biết trước để yên tâm lao động sản xuất. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng của CNLĐ và tổng hợp các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của đoàn viên, CNLĐ để trao đổi với NSDLĐ.
4. Quan tâm, động viên kịp thời những CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo; những CNLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đặc biệt tổ chức tốt các hoạt động chăm lo Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 cho công nhân lao động.
5. Đẩy mạnh công tác giám sát của Công đoàn đối với việc thực hiện Nghị định 90/2019/NĐ-CP và pháp luật về tiền lương tại doanh nghiệp; phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn tham gia thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, Công đoàn, BHXH, trong đó chú trọng việc thanh toán tiền lương, tiền thưởng tại các đơn vị, doanh nghiệp.
6. Thực hiện các biện pháp đảm bảo ổn định tình hình trong CMVCLĐ theo nội dung văn bản số 641/LĐLĐ ngày 07/11/2019 của LĐLĐ Thành phố; thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình quan hệ lao động từ cơ sở, khi có tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công tự phát cần chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân và các cơ quan chức năng trên địa bàn kịp thời giải quyết, đảm bảo quyền lợi của người lao động, không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự.
LĐLĐ Thành phố yêu cầu các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai thực hiện các nội dung trên, trước khi Nghị định số 90/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Báo cáo kết quả về Liên đoàn Lao động Thành phố trước ngày 10/01/2020 (qua ban Chính sách Pháp luật; email: chinhsachphapluat@congdoanhanoi.org.vn; ĐT: 0243.9364100).
| TM. BAN THƯỜNG VỤ |
Biểu số 1
Tình hình thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2020 theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ
(Kèm theo công văn số /LĐLĐ ngày tháng 12 năm 2019 của Liên đoàn Lao động Thành phố)
Doanh nghiệp
Chỉ tiêu | Tổng số | Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ | Doanh nghiệp có cả phần, vốn góp chi phối của Nhà nước | Doanh nghiệp dân doanh, HTX | Doanh nghiệp FDI | |||||
| (%) |
| (%) |
| (%) |
| (%) |
| (%) | |
- Tổng số doanh nghiệp (có CĐCS) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng số NLĐ tại các doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số DN thực hiện việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu vùng năm 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số NLĐ được điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu vùng năm 2020 (người) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Bình quân mức tiền lương được điều chỉnh (1.000 đồng); trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vùng I: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vùng II: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Các vướng mắc; kiến nghị, đề xuất:
| …………, ngày …… tháng …… năm …… |
Biểu số 2
Tình hình tiền lương năm 2019 và kế hoạch thưởng Tết năm 2020 ở các doanh nghiệp
(Kèm theo công văn số /LĐLĐ ngày tháng 12 năm 2019 của Liên đoàn Lao động Thành phố)
Loại hình doanh nghiệp
Chỉ tiêu | Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ | Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước | Doanh nghiệp dân doanh, HTX | Doanh nghiệp FDI |
1. Chung |
|
|
|
|
- Tổng số doanh nghiệp (có CĐCS) |
|
|
|
|
- Tổng số người lao động của các doanh nghiệp |
|
|
|
|
2. Tiền lương năm 2019 |
|
|
|
|
- Tổng số công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp báo cáo |
|
|
|
|
- Tổng số người lao động của các công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp báo cáo (người) |
|
|
|
|
- Tiền lương bình quân của các công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp báo cáo (1.000 đồng/người/tháng) |
|
|
|
|
- Tiền lương của người lao động được trả tiền lương cao nhất trong các doanh nghiệp báo cáo (1.000 đồng/người/tháng) |
|
|
|
|
- Tiền lương của người lao động được trả tiền lương thấp nhất trong các doanh nghiệp báo cáo (1.000 đồng/người/tháng) |
|
|
|
|
3. Tiền thưởng Tết năm 2020 |
|
|
|
|
- Tổng số doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết |
|
|
|
|
- Tổng số lao động của các doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết (người) |
|
|
|
|
- Mức thưởng bình quân của các doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết (1.000 đồng/người) |
|
|
|
|
Ghi chú:
- Các vướng mắc; kiến nghị, đề xuất:
| …………, ngày …… tháng …… năm …… |
Biểu số 3
Tình hình nợ lương năm 2019
(Kèm theo công văn số /TLĐ ngày tháng 12 năm 2019 của Liên đoàn Lao động Thành phố)
Nội dung | Số doanh nghiệp nợ lương | Số người lao động bị nợ lương | Số tiền lương bị nợ (1.000 đồng) | |||
Đã giải quyết | Chưa giải quyết | Đã giải quyết | Chưa giải quyết | Đã giải quyết | Chưa giải quyết | |
Chung |
|
|
|
|
|
|
1. Chia theo nguyên nhân |
|
|
|
|
|
|
- Doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động |
|
|
|
|
|
|
- Doanh nghiệp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động |
|
|
|
|
|
|
- Khác |
|
|
|
|
|
|
2. Chia theo ngành nghề |
|
|
|
|
|
|
- Dệt may |
|
|
|
|
|
|
- Da giày |
|
|
|
|
|
|
- Chế biến thủy sản |
|
|
|
|
|
|
- Chế biến gỗ |
|
|
|
|
|
|
- Điện tử |
|
|
|
|
|
|
- Khác |
|
|
|
|
|
|
3. Chia theo loại hình |
|
|
|
|
|
|
- Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ |
|
|
|
|
|
|
- Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước |
|
|
|
|
|
|
- Doanh nghiệp dân doanh |
|
|
|
|
|
|
- Doanh nghiệp FDI |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Các vướng mắc; kiến nghị, đề xuất;
| …………, ngày …… tháng …… năm …… |
- 1 Công văn 3780/BHXH-THU năm 2014 hướng dẫn thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo mức lương tối thiểu vùng mới do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Công văn 19850/SLĐTBXH-LĐ năm 2014 triển khai Nghị định 103/2014/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Công văn 25416/SLĐTBXH-LĐ năm 2015 thực hiện Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4 Công văn 294/LĐLĐ năm 2022 thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Công văn 516/LĐLĐ-CSPL về hướng dẫn và giám sát việc điều chỉnh lương tối thiểu năm 2022 do Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh ban hành