- 1 Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại
- 2 Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 3 Quyết định 2334/QĐ-BCT năm 2020 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen có xuất xứ từ Trung Hoa, Thái Lan và Ma-lai-xi-a do Bộ Công thương ban hành
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 704/PVTM-P1 | Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2019 |
Kính gửi: Các bên liên quan trong vụ việc AD07
Ngày 05 tháng 8 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2334/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polymer từ propylene có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Thái Lan và Ma-lai-xi-a (mã vụ việc: AD07).
Căn cứ Điều 35 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Nghị định 10/2018/NĐ-CP), Cục Phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Cơ quan điều tra) gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan, cụ thể như sau:
1. Bản câu hỏi điều tra dành cho các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. Bản câu hỏi điều tra được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Cơ quan điều tra và Bộ Công Thương. Các bên liên quan có thể tải trực tiếp từ trang thông tin điện tử hoặc liên hệ với Cơ quan điều tra theo thông tin tại cuối công văn này.
2. Bản trả lời câu hỏi điều tra phải gửi đầy đủ gồm 03 bản bảo mật, 03 bản công khai (bản cứng) và 01 USB chứa bản mềm của phần trả lời. Bản trả lời được coi là nộp đúng hạn khi Cơ quan điều tra nhận được đầy đủ các bản cứng và bản mềm trước 16h30 ngày 25 tháng 9 năm 2019 (theo giờ Hà Nội).
3. Việc bảo mật thông tin được Cơ quan điều tra thực hiện căn cứ quy định tại Điều 75 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 11 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
4. Cơ quan điều tra đề nghị các bên liên quan tham gia trả lời nghiên cứu kỹ các hướng dẫn trong Bản câu hỏi điều tra trước khi trả lời và nộp Bản trả lời câu hỏi trong thời hạn quy định.
Để đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất của mình, Cơ quan điều tra khuyến nghị tất cả các công ty sản xuất/xuất khẩu nước ngoài liên quan cần tham gia hợp tác đầy đủ trong suốt quá trình vụ việc. Nội dung bản trả lời là một trong các căn cứ quan trọng để Cơ quan điều tra đưa ra các kết luận trong vụ việc. Cơ quan điều tra có quyền trưng cầu giám định hoặc kiểm tra, xác minh tính xác thực của thông tin, tài liệu do bên liên quan cung cấp hoặc thu thập thêm thông tin, tài liệu cần thiết để giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại, bao gồm cả việc tiến hành điều tra tại chỗ nước ngoài.
Trong trường hợp Cơ quan điều tra không nhận được Bản trả lời đúng hạn hoặc thông tin cung cấp không đúng, không đầy đủ theo yêu cầu, Cơ quan điều tra sẽ áp dụng quy định tại Điều 10 Nghị định 10/2018/NĐ-CP về việc bên liên quan không hợp tác trong vụ việc phòng vệ thương mại.
Thông tin liên hệ:
Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp
Cục Phòng vệ thương mại
Bộ Công Thương Việt Nam
Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Cán bộ phụ trách vụ việc:
Hà Trần Nhật Minh, điện thoại: 84 24 2220 5304; email: minhhtn@moit.gov.vn
Lê Thị Kim Phụng, điện thoại: 84 24 2220 5304; email: phungltk@moit.gov.vn
Trân trọng./.
| CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 7036/VPCP-V.I năm 2016 đề nghị xem xét, điều tra vụ việc vi phạm pháp luật tại Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định thuộc Tổng cục Thủy sản do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 677/PVTM-P1 năm 2021 về Bản câu hỏi điều tra về lượng và giá trị đối với nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc AD16 do Cục Phòng vệ thương mại ban hành
- 3 Công văn 509/PVTM-P1 năm 2020 về áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với tôn màu (vụ việc AD04 và SG05) do Cục Phòng vệ thương mại ban hành