- 1 Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức
- 2 Nghị định 97/2015/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- 3 Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
- 4 Công văn 1825-CV-BTCTW về kiểm điểm, đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên năm 2016 và nội dung sinh hoạt chi bộ theo tinh thần Nghị quyết 04-NQ/TW, Chỉ thị 05-CT/TW do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7283/UBND-VX | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 12 năm 2016 |
Kính gửi: | - Hội đồng nhân dân thành phố; |
Căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Công văn số 1825-CV/BTCTW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Ban Tổ chức Trung ương về việc kiểm điểm, đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên năm 2016 và nội dung sinh hoạt chi bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII, Chỉ thị số 05-CT/TW.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 4330/TTr-SNV ngày 01 tháng 12 năm 2016 về hướng dẫn một số nội dung đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, người đại diện và người quản lý doanh nghiệp năm 2016;
Ủy ban nhân dân thành phố hướng dẫn thực hiện một số nội dung đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, người đại diện và người quản lý doanh nghiệp năm 2016, như sau:
1. Đối tượng áp dụng: là cán bộ, công chức, viên chức, người đại diện và người quản lý doanh nghiệp làm việc trong các cơ quan, đơn vị sau:
- Cơ quan chuyên môn và cơ quan tương đương Sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố (sau đây gọi chung là Sở);
- Các Ban thuộc Hội đồng nhân dân thành phố và Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố (gọi chung là Ban);
- Các Ban thuộc Hội đồng nhân dân quận-huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận-huyện (gọi chung là Phòng);
- Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Các tổ chức Hội đặc thù thuộc thành phố được Ủy ban nhân dân thành phố giao biên chế cán bộ, công chức, viên chức hàng năm;
- Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Học viện Cán bộ thành phố;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên của các Tổng Công ty, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Ủy ban nhân dân thành phố hoặc Ủy ban nhân dân quận-huyện quản lý; Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quỹ phát triển nhà ở;
- Người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và dưới 50% vốn điều lệ (gọi chung là người đại diện);
- Cán bộ, công chức phường - xã - thị trấn.
Lưu ý:
- Thủ trưởng các Sở và các cơ quan thuộc thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận-huyện tạm thời chưa áp dụng tiêu chí: “Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận” quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 25 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại viên chức đối với viên chức đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ (Điều 26) và hoàn thành nhiệm vụ (Điều 27) trong năm 2016.
- Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vận dụng đánh giá, phân loại như công chức cấp xã.
- Những người thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ theo vị trí công tác thuộc lĩnh vực công chức, viên chức sẽ vận dụng đánh giá như công chức hoặc viên chức.
- Đối với lao động hợp đồng làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ vận dụng đánh giá, phân loại như viên chức.
2. Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, người đại diện và người quản lý doanh nghiệp:
a) Nguyên tắc chung:
- Đối với cán bộ: cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, phân loại cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại cán bộ. Đối với các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý được quy định tại Quyết định số 3008-QĐ/TU ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Ban Thường vụ Thành Ủy ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
- Đối với công chức, viên chức:
Người đứng đầu trực tiếp đánh giá, phân loại đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại.
Việc đánh giá người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại.
- Đối với người quản lý doanh nghiệp:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận- huyện được ủy quyền đánh giá Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên Tổng Công ty, Công ty.
Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tổng Công ty, Công ty đánh giá cấp phó của mình và các đối tượng thuộc quyền quản lý khác.
- Đối với người đại diện vốn tại các doanh nghiệp khác:
Đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: Hội đồng thành viên trình Ủy ban nhân dân thành phố đánh giá người đại diện thông qua Sở Nội vụ.
Đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ: Hội đồng thành viên đánh giá người đại diện và gửi báo cáo về Sở Nội vụ.
b) Những quy định cụ thể:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp đánh giá, phân loại đối với các Giám đốc Sở; Thủ trưởng các cơ quan tương đương Sở; Chủ tịch Hội đồng thành viên,Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên các Tổng Công ty, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Thành phố; Người đại diện phần vốn góp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại;
- Giám đốc Sở và Thủ trưởng các cơ quan tương đương Sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp đánh giá, phân loại đối với các Phó Giám đốc Sở và tương đương; Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở; Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Sở và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận-huyện trực tiếp đánh giá, phân loại đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên, Giám đốc, Kiểm soát viên Công ty Dịch vụ công ích quận-huyện; Trưởng phòng và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân quận-huyện; Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận-huyện và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn trực tiếp đánh giá, phân loại đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại;
- Hội đồng thành viên có ý kiến nhận xét, đánh giá Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên các Tổng Công ty, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Thành phố và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố kết luận, phân loại;
- Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tổng Công ty, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Thành phố đánh giá người quản lý doanh nghiệp khác (Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng,...) theo phân cấp thẩm quyền của Thành phố và quy chế làm việc của cơ quan doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về quyết định đánh giá của mình;
- Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp đánh giá, phân loại đối với cấp Phó của mình; Trưởng các phòng-ban-khoa và tương đương và viên chức thuộc quyền quản lý của mình và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại;
- Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở và Ủy ban nhân dân quận - huyện (Bệnh viện, Trường học, Trung tâm, Ban Quản lý,...) trực tiếp đánh giá, phân loại đối với cấp Phó của mình; Trưởng các phòng - ban - khoa và tương đương và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại;
- Người đứng đầu các phòng - ban - khoa và tương đương trực thuộc Sở và trực thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập (thuộc Sở và Ủy ban nhân dân quận- huyện) trực tiếp đánh giá, phân loại đối với cấp Phó của mình và công chức hoặc viên chức thuộc quyền quản lý của mình và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, nhân loại.
3. Thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức; người đại diện và người quản lý doanh nghiệp:
a) Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác.
Cán bộ, công chức, viên chức khi chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ (đối với trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên).
b) Thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 12 hàng năm, tiến độ thực hiện cụ thể như sau:
- Từ ngày 01 tháng 12 đến ngày 08 tháng 12 hàng năm: Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức quán triệt, triển khai rộng rãi công tác đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị mình theo dõi, quản lý.
- Từ ngày 09 tháng 12 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm: Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoặc chỉ đạo tổ chức họp đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý.
- Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 10 tháng 01 của năm tiếp theo: Thủ trưởng các Sở ngành và tương đương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận-huyện có trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan và các tổ chức, đơn vị trực thuộc mình theo mẫu đính kèm và gửi báo cáo về Sở Nội vụ để tổng hợp chung toàn Thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Nội vụ theo quy định.
- Từ ngày 11 tháng 01 đến ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo: Sở Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp số liệu đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức nói chung và tập hợp đầy đủ hồ sơ (Phiếu đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo mẫu; biên bản họp; văn bản ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp và các tài liệu liên quan khác nếu có) tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp theo thẩm quyền nêu tại Điểm 2, Khoản b, Mục 2 của Văn bản này.
- Từ ngày 26 tháng 01 đến ngày 20 tháng 02 của năm tiếp theo: Sở Nội vụ có trách nhiệm hoàn chỉnh số liệu báo cáo đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo kết quả đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức cho Bộ Nội vụ theo quy định.
c) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm, thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức do người đứng đầu ngành quyết định và phải báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, có ý kiến trước khi tổ chức đánh giá, phân loại viên chức theo mẫu quy định.
d) Thời điểm đánh giá người quản lý doanh nghiệp thực hiện theo Điều 11 Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Thời gian thực hiện hạn chót là cuối Quý I của năm tiếp theo và gửi báo cáo kết quả về Sở Nội vụ trước ngày 20 tháng 4 hàng năm.
đ) Thời điểm đánh giá người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thực hiện theo Điều 9 Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Thời gian thực hiện hạn chót là cuối Quý I của năm tiếp theo và gửi báo cáo kết quả về Sở Nội vụ trước ngày 20 tháng 4 hàng năm.
4. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên thực hiện 01 bản kiểm điểm cá nhân theo Mẫu 01, Mẫu 02 hoặc Mẫu 03, Hướng dẫn số 04-HD/BTCTU ngày 28 tháng 11 năm 2016 của Ban Tổ chức Thành ủy về hướng dẫn kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức năm 2016. Đối với cán bộ, công chức, viên chức chưa là đảng viên thực hiện 01 phiếu đánh giá và phân loại theo Mẫu số 01, Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 03, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức (đính kèm).
5. Thủ trưởng các Sở và cơ quan thuộc Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện ngoài việc thực hiện theo hướng dẫn của văn bản này còn phải thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo tại Mục 1, Công văn số 2525/UBND-VX ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đối với cán bộ, công chức chưa là đảng viên.
6. Việc tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên năm 2016 được thực hiện theo Công văn số 1825-CV/BTCTW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Ban Tổ chức Trung ương về việc kiểm điểm, đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên năm 2016 và nội dung sinh hoạt chi bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII, Chỉ thị số 05-CT/TW.
7. Việc kiểm điểm, đánh giá cán bộ trước khi hết nhiệm kỳ; trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật không thay thế kiểm điểm, đánh giá định kỳ hàng năm.
8. Các nội dung khác liên quan đến căn cứ, nguyên tắc, tiêu chí, trình tự, thủ tục, sử dụng kết quả, thông báo kết quả và lưu giữ tài liệu,... đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức; người đại diện và người quản lý doanh nghiệp đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
9. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, chỉ đạo.
Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo để Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị biết, khẩn trương triển khai thực hiện (kèm theo các mẫu phụ lục tổng hợp báo cáo)./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Công văn 4174/GDĐT-TC về thực hiện đánh giá, phân loại Quý IV năm 2020 của cán bộ, công chức, viên chức đơn vị sự nghiệp công lập do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Công văn 711/SGDĐT-TCCB năm 2021 về thực hiện đánh giá, phân loại Quý I năm 2021 của cán bộ, công chức, viên chức đơn vị sự nghiệp công lập do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Quyết định 35/2021/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 54/2013/QĐ-UBND quy định về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm do thành phố Hồ Chí Minh ban hành