BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 735/BTTTT-KHCN | Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2019 |
Kính gửi: | - Văn phòng Chính phủ; |
Phúc công văn số 1928/VPCP-DMDN ngày 08/3/2019 của Văn phòng Chính phủ về kiến nghị của Ông Trần Trọng Toản - Công ty Cổ phần IDICS (vướng mắc trong nhập khẩu “Hệ thống phân tích tinh dịch hoàn chỉnh” có bộ máy tính để bàn cài đặt phần mềm phân tích tinh dịch), Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời các vướng mắc đã nêu như sau:
1. Về đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Căn cứ quy định tại Thông tư số 04/2018/TT-BTTTT ngày 08/5/2018 quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, thiết bị máy tính để bàn thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy; đồng thời theo quy định hiện hành thì hàng hóa này phải thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng khi nhập khẩu.
Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng theo đúng quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP và đã rất tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu, theo đó thời gian cấp đăng ký kiểm tra chất lượng là trong vòng 01 ngày làm việc.
Thực tế Công ty Cổ phần IDICS đã đăng ký kiểm tra chất lượng đối với máy tính để bàn tại Cục Viễn thông ngày 15/02/2019 và trong cùng ngày Cục Viễn thông đã xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng. Trên cơ sở xác nhận này Công ty Cổ phần IDICS nộp cho cơ quan hải quan để được thông quan hàng hóa.
2. Về giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng
Công ty Cổ phần IDICS đã có công văn số 04/2019/CV-IDICS ngày 14/02/2019 gửi Cục An toàn thông tin và Cục An toàn thông tin đã có công văn số 145/CATTT-CP ngày 20/02/2019 trả lời: hệ thống phân tích tinh dịch hoàn chỉnh do Công ty Cổ phần IDICS nhập khẩu không có tính năng chính về an toàn thông tin mạng, do vậy không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư 13/2018/TT-BTTTT ngày 15/10/2018 quy định Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép và trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng. Như vậy, các thiết bị máy tính không có tính năng chính về an toàn thông tin mạng thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư 13/2018/TT-BTTTT và không yêu cầu Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng khi thực hiện nhập khẩu.
Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng thông báo./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 3910/TCHQ-TXNK năm 2019 về hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu theo điều ước quốc tế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Thông tư 13/2018/TT-BTTTT quy định về danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép và trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3 Công văn 1166/TTg-CN năm 2018 về lựa chọn nhà thầu cung cấp phần mềm hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính (DMFAS) phiên bản 6.0 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 5 Thông tư 04/2018/TT-BTTTT về quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 6 Quyết định 518/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 518/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 1166/TTg-CN năm 2018 về lựa chọn nhà thầu cung cấp phần mềm hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính (DMFAS) phiên bản 6.0 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 3910/TCHQ-TXNK năm 2019 về hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu theo điều ước quốc tế do Tổng cục Hải quan ban hành