BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7458/BCT-XNK | Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2021 |
Kính gửi: | - Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; |
Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã giao Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ về khuyến khích xuất khẩu chính ngạch qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
Để có cơ sở tổng hợp, báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ các giải pháp khuyến khích xuất khẩu chính ngạch qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, Bộ Công Thương trân trọng đề nghị quý Cơ quan phối hợp cung cấp các thông tin liên quan theo Đề cương đính kèm.
Văn bản trả lời của quý Cơ quan đề nghị gửi về Bộ Công Thương trước ngày 17 tháng 12 năm 2021 để tổng hợp (đồng thời gửi file văn bản về địa chỉ email: dungba@moit.gov.vn).
Bộ Công Thương trân trọng cảm ơn sự phối hợp của quý Cơ quan./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Đầu mối liên hệ: Chuyên viên Bùi Anh Dũng, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, điện thoại 024-22205353, 0911485995.
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA QUA CỬA KHẨU BIÊN GIỚI THEO HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI CHÍNH NGẠCH
(Kèm theo Công văn số 7458/BCT-XNK ngày 24 tháng 11 năm 2021)
STT | Nội dung báo cáo | Đơn vị cung cấp thông tin |
I | Rà soát, nhận diện các hình thức xuất khẩu trong thương mại biên giới | |
1 | Nhận diện các hình thức xuất khẩu theo thông lệ quốc tế và không theo thông lệ quốc tế | - Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - UBND các tỉnh biên giới. - VCCI và các Hiệp hội ngành hàng. |
2 | Rà soát các văn bản pháp lý, quy định liên quan đến các hình thức xuất khẩu mua bán trong thương mại biên giới | - Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - UBND các tỉnh biên giới. |
II | Thực trạng hoạt động thương mại biên giới giữa Việt Nam với các nước chung đường biên giới giai đoạn từ năm 2020 đến nay | |
1 | Hoạt động thương mại biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc | - Các Bộ: Tài chính, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - UBND các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. - VCCI và các Hiệp hội ngành hàng. |
- Tình hình, số liệu xuất khẩu, trao đổi, mua bán hàng hóa qua các cửa khẩu (tập trung vào xuất khẩu “tiểu ngạch” và mua bán, trao đổi cư dân biên giới). - Đánh giá những yếu tố thuận lợi, khó khăn, hạn chế liên quan đối với các hình thức xuất khẩu, mua bán hàng hóa qua biên giới. | ||
2 | Hoạt động thương mại biên giới giữa Việt Nam với Lào | - Các Bộ: Tài chính, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - UBND các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum. - VCCI và các Hiệp hội ngành hàng. |
- Tình hình, số liệu xuất khẩu, trao đổi, mua bán hàng hóa qua các cửa khẩu (tập trung vào xuất khẩu “tiểu ngạch” và mua bán, trao đổi cư dân biên giới). - Đánh giá những yếu tố thuận lợi, khó khăn, hạn chế liên quan đối với các hình thức xuất khẩu, mua bán hàng hóa qua biên giới | ||
3 | Hoạt động thương mại biên giới giữa Việt Nam với Campuchia | - Các Bộ: Tài chính, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - UBND các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. - VCCI và các Hiệp hội ngành hàng. |
- Tình hình, số liệu xuất khẩu, trao đổi, mua bán hàng hóa qua các cửa khẩu (tập trung vào xuất khẩu “tiểu ngạch” và mua bán, trao đổi cư dân biên giới). - Đánh giá những yếu tố thuận lợi, khó khăn, hạn chế liên quan đối với các hình thức xuất khẩu, mua bán hàng hóa qua biên giới | ||
4 | Đánh giá hạn chế, tồn tại, những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước đối với các hình thức xuất khẩu trong thương mại biên giới | Các Cơ quan được gửi xin ý kiến |
- Về cơ chế, chính sách quản lý - Về thỏa thuận, hợp tác với các nước có chung đường biên giới - Về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu - Về quản lý cửa khẩu biên giới - Về hạ tầng phục vụ thương mại biên giới | ||
III | Định hướng phát triển và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu theo hình thức thương mại chính ngạch trong thời gian tới | |
1 | Định hướng phát triển hoạt động thương mại biên giới hiệu quả, bền vững | Các Cơ quan được gửi xin ý kiến |
2 | Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu theo hình thức thương mại chính ngạch |
|
| - Giải pháp về cơ chế, chính sách, tăng cường quản lý, hạn chế xuất khẩu theo phương thức “tiểu ngạch”, thúc đẩy xuất khẩu theo phương thức “chính ngạch”; - Giải pháp quản lý cửa khẩu biên giới. - Giải pháp về mở cửa thị trường cho hàng nông sản, tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng tiêu chuẩn hàng hóa - Giải pháp về hạ tầng phục vụ thương mại biên giới. | Các Cơ quan được gửi xin ý kiến |
3 | Kiến nghị, đề xuất | Các Cơ quan được gửi xin ý kiến |
- Với Chính phủ - Các Bộ, ngành - Địa phương - Bộ Công Thương - Hiệp hội ngành hàng - Doanh nghiệp |
- 1 Công văn 2532/BCT-BGMN năm 2014 hướng dẫn thực hiện xuất khẩu nông sản qua khu vực thôn Bản Quẩn, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cai do Bộ Công thương ban hành
- 2 Công văn 6149/BCT-XNK năm 2021 Triển khai thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg về thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Công thương ban hành
- 3 Công văn 12560/BTC-TCHQ năm 2021 triển khai thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg về thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Tài chính ban hành