BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7654/BGTVT-CQLXD | Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2014 |
Kính gửi: | - Tổng cục Đường bộ Việt Nam; |
Sự gia tăng của hiện tượng “hằn lún vệt bánh xe” (HLVBX) trên mặt đường bê tông nhựa đã được Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đặc biệt quan tâm và tổ chức nhiều cuộc họp để các chuyên gia, đơn vị thảo luận tại nhiều hội thảo, nghiên cứu, báo cáo nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục. Đồng thời, cũng đã áp dụng một số biện pháp để ngăn chặn tình trạng này, tuy nhiên kết quả thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu. Để có giải pháp, kế hoạch khắc phục tình trạng HLVBX sau khi đưa công trình vào khai thác, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị có liên quan khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
1. Giải pháp khắc phục:
a) Tư vấn thiết kế:
- Thay đổi chiều dày kết cấu áo đường tại các vị trí đặc biệt (có dốc dọc lớn, siêu cao, đường cong đứng, cong bằng, các vị trí nút giao, các điểm dừng hoặc chạy chậm, thay đổi vận tốc,...) cho phù hợp với sức chịu tải thực tế của kết cấu tại các vị trí nêu trên.
- Nghiên cứu thay đổi việc sử dụng chủng loại vật liệu tại các vị trí đặc biệt nêu trên, thí điểm bằng một trong những vật liệu sau đây:
+ Sử dụng lớp móng cấp phối đá dăm gia cố xi măng;
+ Sử dụng BTN polime hoặc BTN thường có sử dụng phụ gia;
+ Thay mặt đường BTN bằng mặt đường BTXM;
+ Sử dụng cát xay thay thế cho cát tự nhiên trong hỗn hợp BTN.
b) Tư vấn giám sát (TVGS):
- Kỹ sư giám sát cho công việc gì (vật liệu, công nghệ, thi công, thí nghiệm) thì phải được đào tạo đúng chuyên môn đó và phải có kinh nghiệm thực tế ít nhất là 01 dự án tương tự.
- Tư vấn giám sát phải bố trí kỹ sư chuyên ngành có khả năng tư vấn hướng dẫn nhà thầu thi công.
- TVGS phải có giám đốc dự án và kỹ sư thường trú có đủ năng lực kiểm tra phát hiện các sai sót trên hiện trường và đưa ra được các quyết định đúng về kỹ thuật tại hiện trường.
- TVGS phải chủ động trang bị phòng thí nghiệm độc lập để không phụ thuộc vào phòng thí nghiệm của Nhà thầu.
- Phối hợp với nhà thầu kiểm soát đơn vị thí nghiệm; lựa chọn đúng, đủ các dạng cấp phối để có được cấp phối tốt nhất thỏa mãn tất cả các điều kiện của dự án. Trong đó đặc biệt lưu ý lựa chọn tỷ lệ nhựa và bột đá hợp lý.
- TVGS là người có quyền từ chối các chỉ đạo của Chủ đầu tư và Ban QLDA về những chỉ đạo không đúng quy trình kỹ thuật.
c) Ban Quản lý dự án (QLDA):
- Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp các kỹ sư làm việc tại các Ban QLDA.
- Củng cố lại hệ thống quản lý chất lượng dự án, giao Ban QLDA thành lập, duy trì hoạt động hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình triển khai dự án từ khâu thiết kế, giám sát, thi công. Phải lựa chọn các kỹ sư đúng chuyên môn, kỹ sư vật liệu, công nghệ, thi công, thí nghiệm..., đối với các dự án lớn, phức tạp phải thông qua Cục QLXD & CLCTGT xem xét, chấp thuận.
- Đối với các dự án mới, việc lựa chọn nhà thầu thi công BTN phải hết sức chú ý năng lực kinh nghiệm của nhà thầu và mỗi dự án chỉ có 1 đến 2 nhà thầu thi công thảm BTN để đảm bảo đồng nhất.
d) Nhà thầu thi công:
- Phải tổ chức công trường tập trung dưới sự điều hành của Ban điều hành công trường của nhà thầu. Tăng cường công tác giám sát nội bộ của nhà thầu.
- Tổ chức thi công theo dây chuyền nền, móng, mặt đường để kiểm soát chất lượng từng dây chuyền.
- Nhà thầu phải bố trí bãi tập kết vật liệu đạt tiêu chuẩn tại một số vị trí để dễ cho công tác kiểm soát chất lượng với khối lượng ³ 70% khối lượng đợt sản xuất thảm BTN. Vật liệu thảm BTN phải có mái che.
- Bố trí đầy đủ thiết bị thi công đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn. Trường hợp thiết bị không phù hợp phải loại ra khỏi công trường.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, bố trí phòng thí nghiệm đạt chuẩn theo quy định của dự án, nếu nhà thầu không có hệ thống quản lý chất lượng thì không cho triển khai thi công.
a) Các cơ quan tham mưu của Bộ GTVT:
- Vụ Kế hoạch đầu tư, Ban PPP:
+ Giải quyết các thủ tục có liên quan cho phép chủ đầu tư, Nhà đầu tư, Ban QLDA, TVTK khảo sát, thiết kế điều chỉnh kết cấu, chủng loại vật liệu của nền mặt đường tại một số vị trí đặc biệt (nút giao, đường cong độ dốc lớn, vận tốc thay đổi, tải trọng trùng phục,...) trên một số dự án đã bị HLVBX để thi công sửa chữa khắc phục.
+ Quá trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư phải tính đến các vị trí địa hình đặc biệt nêu trên để có giải pháp xử lý phù hợp và tính toán đầy đủ tổng mức đầu tư.
- Vụ Khoa học Công nghệ:
+ Hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình quy phạm thiết kế, thi công, nghiệm thu các kết cấu, vật liệu cho các vị trí đặc biệt tại các dự án đã HLVBX để TVTK có cơ sở thiết kế, TVGS có cơ sở giám sát thi công theo quy định.
+ Rà soát lại hệ thống qui trình, qui phạm về thiết kế áo đường mềm, thi công nghiệm thu mặt đường BTN đảm bảo phù hợp với địa hình, khí hậu và quá trình khai thác.
+ Xem xét điều chỉnh qui trình, qui phạm thiết kế qua các vị trí đặc biệt (đường cong, đoạn dốc dọc lớn, nút giao, thay đổi vận tốc, tải trọng trùng phục,...).
+ Phê duyệt cho phép thi công thử nghiệm một số loại kết cấu mặt đường có kết cấu, chủng loại vật liệu khác nhau để tìm ra kết cấu, chủng loại vật liệu phù hợp với điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn và sự chịu lực của kết cấu, từ đó tổng kết, lựa chọn phương án hợp lý, đồng thời đưa ra quy trình và giải pháp công nghệ kiểm soát chất lượng thi công ổn định, bền vững và không làm tăng tổng mức đầu tư.
- Cục QLXD & CL CTGT:
+ Theo dõi chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà đầu tư, Ban QLDA khẩn trương sửa chữa khắc phục tình trạng HLVBX tại các dự án.
+ Chấp thuận đề cương kiểm định độc lập, đối chứng, theo hướng tăng cường khối lượng kiểm định độc lập. Cần thiết thuê Tư vấn nước ngoài để thực hiện thí nghiệm đối chứng.
+ Các công trình trước khi hết thời hạn bảo hành 3 tháng, Cục QLXD & CL CTGT có trách nhiệm kiểm tra chất lượng, nếu bị hư hỏng thì phải sửa chữa trước khi bàn giao hết thời gian bảo hành. Trường hợp hư hỏng nặng phải kéo dài thời gian bảo hành thêm một thời gian nữa.
+ Hoàn thành Đề án thành lập Trung tâm giám định, kiểm định chất lượng công trình giao thông của Bộ GTVT.
- Tổ thanh tra chất lượng do Thanh tra Bộ: Chủ trì tập trung thanh tra tại các dự án bị HLVBX, kiểm tra chặt chẽ việc sản xuất vật liệu, phối trộn cấp phối, sản xuất bán thành phẩm BTN,... và quy trình thi công mặt đường BTN, nhằm loại bỏ yếu tố do chủ quan con người gây ra để khắc phục triệt để.
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện nghiêm túc vấn đề kiểm soát tải trọng trục xe, mục tiêu cuối năm 2014 về cơ bản các xe quá tải trọng, quá khổ không được lưu thông trên các tuyến đường bộ.
b) Ban QLDA, TVTK, TVGS và Nhà thầu:
- Các Ban QLDA có dự án HLVBX chủ trì thiết lập lại hệ thống quản lý chất lượng có đủ cán bộ kỹ sư quản lý chất lượng công trình của Ban QLDA, TVGS, Nhà thầu dưới sự chỉ huy của một cán bộ có năng lực do Ban QLDA phụ trách.
- TVTK phải bố trí giám sát tác giả trong suốt quá trình khắc phục HLVBX tại các dự án.
- TVGS có dự án bị HLVBX phải thay thế bằng lực lượng kỹ sư mới, cử cán bộ có năng lực bố trí tại dự án trong suốt quá trình xử lý.
- Nhà thầu các dự án bị HLVBX lựa chọn đơn vị thi công có năng lực, kinh nghiệm, máy móc, thiết bị, công nghệ,... phù hợp để thi công xử lý các vị trí bị HLVBX.
- Toàn bộ các chi phí sửa chữa hư hỏng mặt đường do Nhà thầu chi trả.
- Các cơ quan tham mưu của Bộ phải hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên trước ngày 30/6/2014.
- Các đơn vị TVTK có liên quan phải hoàn thành các công việc nêu trên trước ngày 10/7/2014.
- Các Ban QLDA, TVGS, Nhà thầu có các dự án bị HLVBX phải tổ chức thi công khắc phục xong toàn bộ các vị trí hư hỏng mặt đường trước ngày 30/7/2014.
Yêu cầu đơn vị khẩn trương và nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 4485/TCĐBVN-QLBTĐB năm 2015 xử lý hằn lún vệt bánh xe và hư hỏng mặt đường trên các tuyến Quốc lộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành
- 2 Công văn 7873/BGTVT-KHCN năm 2015 về giải pháp kỹ thuật sửa chữa, xử lý khắc phục hư hỏng hằn lún vệt bánh xe sau khi đưa công trình vào khai thác do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Công văn 8934/BGTVT-TTr năm 2014 tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng công tác sửa chữa khắc phục tại dự án sau khi đưa vào khai thác bị hằn lún vệt bánh xe do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1 Công văn 8934/BGTVT-TTr năm 2014 tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng công tác sửa chữa khắc phục tại dự án sau khi đưa vào khai thác bị hằn lún vệt bánh xe do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Công văn 7873/BGTVT-KHCN năm 2015 về giải pháp kỹ thuật sửa chữa, xử lý khắc phục hư hỏng hằn lún vệt bánh xe sau khi đưa công trình vào khai thác do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Công văn 4485/TCĐBVN-QLBTĐB năm 2015 xử lý hằn lún vệt bánh xe và hư hỏng mặt đường trên các tuyến Quốc lộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành