TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 774/GSQL-GQ1 | Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2016 |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Nghệ An.
Trả lời công văn số 03/HQNA-NV ngày 14/4/2016 của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An về việc nêu tại trích yếu, Cục Giám sát quản lý về Hải quan sau khi trao đổi với Vụ Pháp chế (Tổng cục Hải quan), có ý kiến như sau:
Theo báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An thì: trong quá trình thực hiện Dự án thí điểm đầu tư xe chở người bốn bánh có gắn động cơ (ô tô điện) phục vụ khách du lịch trên địa bàn thị xã Cửa Lò (số lượng được cho phép là 110 xe), một số doanh nghiệp và hộ gia đình trên địa bàn đã tự mua, sử dụng xe vượt quá số lượng Dự án cho phép. Số ô tô điện này có nguồn gốc sản xuất nước ngoài, không có chứng từ nguồn gốc nhập khẩu, chứng từ mua bán... hoặc nhập khẩu linh kiện trôi nổi về Việt Nam, các doanh nghiệp tự ý lắp ráp. Căn cứ nội dung báo cáo thì các quy định xử phạt vi phạm hành chính có thể được xem xét áp dụng là:
- Khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 7 Điều 12 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định:
“Phạt tiền đối với một trong các hành vi chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm”
- Điểm c, điểm d Khoản 7 Điều 3, Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định:
“Hàng lậu là hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
Áp dụng phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng lậu và hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật”.
- Điều 29 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014) quy định:
“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sản xuất biển số trái phép hoặc sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu biển số, phương tiện sản xuất, lắp ráp trái phép”.
- Điều 20 Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 quy định về điều kiện đối với xe chở người bốn bánh và có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế quy định:
“Việc chấp hành quy tắc giao thông đường bộ, mức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định của Chính phủ và áp dụng theo loại phương tiện tương tự xe ô tô chở người từ 15 chỗ trở xuống”.
Căn cứ theo các quy định nêu trên thì đối với hàng hóa có nguồn gốc sản xuất nước ngoài, không có chứng từ nguồn gốc nhập khẩu, chứng từ mua bán hoặc nhập khẩu linh kiện trôi nổi về Việt Nam thì xem xét phạt tiền và áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm.
Do vậy, việc Cục Hải quan tỉnh Nghệ An đề nghị hướng dẫn “Phương án xử lý lượng xe không có giấy tờ hoặc có giấy tờ mà không đầy đủ thay vì việc xử phạt, tịch thu theo quy định đối với xe có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài vào mà không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp” là vượt thẩm quyền của Tổng cục Hải quan. Đề nghị Cục Hải quan Nghệ An tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo vụ việc các cấp có thẩm quyền để được hướng dẫn phương án xử lý cụ thể.
Cục Giám sát quản lý về Hải quan trả lời để Cục Hải quan Nghệ An biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 6382/VPCP-CN năm 2017 quy định về quản lý thí điểm xe 4 bánh có gắn động cơ hoạt động trong phạm vi hạn chế do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 86/2014/TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Nghị định 107/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- 4 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- 6 Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
- 7 Công văn số 4223/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc truy thu thuế TTĐB xe ôtô kiểu dáng xe du lịch đã chuyển đổi công năng thành xe chở người
- 8 Công văn số 4613/TCHQ-KTTT ngày 24/09/2004 của Tổng cục Hải quan về việc giá tính thuế TTĐB phải truy thu đối với xe ô tô tải kiểu dáng xe du lịch chuyển đổi công năng thành xe chở người
- 9 Công văn số 4614/TCHQ-KTTT ngày 24/09/2004 của Tổng cục Hải quan về việc truy thu thuế TTĐB xe ôtô tải kiểu dáng xe du lịch chuyển đổi công năng thành xe chở người
- 1 Công văn 6382/VPCP-CN năm 2017 quy định về quản lý thí điểm xe 4 bánh có gắn động cơ hoạt động trong phạm vi hạn chế do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn số 4223/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc truy thu thuế TTĐB xe ôtô kiểu dáng xe du lịch đã chuyển đổi công năng thành xe chở người
- 3 Công văn số 4613/TCHQ-KTTT ngày 24/09/2004 của Tổng cục Hải quan về việc giá tính thuế TTĐB phải truy thu đối với xe ô tô tải kiểu dáng xe du lịch chuyển đổi công năng thành xe chở người
- 4 Công văn số 4614/TCHQ-KTTT ngày 24/09/2004 của Tổng cục Hải quan về việc truy thu thuế TTĐB xe ôtô tải kiểu dáng xe du lịch chuyển đổi công năng thành xe chở người