BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 786/BGTVT-KCHT | Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2011 |
Kính gửi: Đường sắt Việt Nam.
Xét đơn đề nghị tại công văn số 1275/ĐHH – DAXD ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Đại học Huế về việc đề nghị cho phép cải tạo mở rộng đường ngang cấp II phòng vệ bằng cần chắn tại Km 691 220 tuyến đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh thành đường ngang cấp II phòng vệ bằng dàn chắn; công văn số 5785/UBND - XDGT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; tờ trình số 1123/TTr – BTT ngày 29 tháng 11 năm 2010 của Công ty Quản lý đường sắt Bình Trị Thiên; tờ trình số 226/ĐS – PB2 – KT ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Phân ban Quản lý cơ sở hạ tầng khu vực 2 và ý kiến của Đường sắt Việt Nam tại công văn số 3085/ĐS – CSHT ngày 31 tháng 12 năm 2010, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến như sau:
1. Do dự án đầu tư xây dựng hạ tầng vào Khu quy hoạch Đại học Huế tại Trường Bia (Quyết định số 2613/QĐ – BGDĐT ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Bộ Giáo dục và đào tạo) có đoạn đường nối từ quốc lộ 1A vào Khu quy hoạch Đại học Huế (tuyến đường dài 517m, mặt cắt ngang 26m, mặt đường rộng 14m) thuộc phường An Cựu, thành phố Huế giao cắt với đường sắt tuyến Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh tại Km 691 220 (lý trình đường sắt). Vị trí đường ngang này nằm giữa khu vực dân cư, nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông rất cao, vì vậy, trong giai đoạn trước mắt, để đảm bảo an toàn giao thông khi chưa có điều kiện xây dựng nút giao khác mức tại vị trí đường ngang này, Bộ Giao thông vận tải đồng ý cho phép cải tạo mở rộng đường ngang cấp II phòng vệ bằng cần chắn tại Km 691 220 tuyến đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh thành đường ngang cấp II phòng vệ bằng dàn chắn.
2. Giao Đường sắt Việt Nam xem xét hồ sơ đề nghị cấp phép, lựa chọn các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế các yếu tố không bảo đảm theo quy định của Điều lệ đường ngang và ra quyết định cho phép cải tạo mở rộng đường ngang cấp II phòng vệ bằng dàn chắn tại Km 691 220 tuyến đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh.
3. Kinh phí khảo sát, thiết kế, giải phóng mặt bằng và xây dựng cải tạo đường ngang do Đại học Huế chi trả cho đơn vị thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Kinh phí quản lý, bảo trì đường ngang và tổ chức phòng vệ đường ngang do Công ty Quản lý đường sắt Bình Trị Thiên và Công ty TTTH đường sắt Đà Nẵng thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế theo kế hoạch nhà nước cân đối hàng năm cho Đường sắt Việt Nam.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động phối hợp thực hiện việc cải tạo, mở rộng đường ngang nói trên để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đường bộ ./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |