Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

QUỐC HỘI KHÓA XV
TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 788/TTKQH-GS
V/v trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2022

 

Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng.

Tổng Thư ký Quốc hội nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 21/BDN ngày 10/01/2022 với nội dung1 như sau:

Cử tri đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, ch động đi mới cách thức tiến hành giám sát, bảo đảm huy động sức mạnh tng hợp trong quá trình tổ chức giám sát đ đáp ứng yêu cầu thực tin và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát.

Tổng Thư ký Quốc hội xin trả lời như sau:

Trong thời gian qua, trên cơ sở kế thừa, phát huy những kết quả đạt được, hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội khóa XIV tiếp tục được tăng cường, với nhiều cải tiến, đổi mới, huy động sức mạnh tổng hợp của các cơ quan Quốc hội, đại biểu Quốc hội, các cơ quan nhà nước, các chuyên gia trong quá trình giám sát, mang lại nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. Đặc biệt, bước sang nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, trước yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, trong đó hoạt động giám sát là trọng tâm, then chốt và với tinh thần chuẩn bị “từ sớm, từ xa”, hoạt động giám sát đã được Chủ tịch Quốc hội quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, cụ thể trên một số hoạt động cơ bản sau:

Về xây dựng và triển khai Chương trình giám sát: Tổng Thư ký Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Đoàn đại biểu Quốc hội dự kiến những nội dung giám sát đúng và trúng, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Chương trình giám sát năm 2022. Ngay sau đó, lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc (kết nối 63 điểm cầu trên cả nước) để triển khai Chương trình giám sát, theo đó đã quán triệt và thống nhất các nội dung, giải pháp thực hiện đối với từng hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể giám sát, các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, thông suốt trong triển khai thực hiện.

Về hoạt động chất vn: Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã tiến hành chất vấn đối với 04 vị Bộ trưởng (y tế, lao động, thương binh và xã hội, giáo dục và đào tạo, kế hoạch và đầu tư) với các nhóm vấn đề thực sự “nóng”, bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội mà đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân quan tâm. Phiên chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn, trách nhiệm cao, tạo hiệu ứng tích cực, nâng cao hiệu quả rõ rệt đối với hoạt động chất vấn. Sau phiên chất vấn, Quốc hội ban hành Nghị quyết với nhiều yêu cầu, giải pháp và có thời hạn hoàn thành cụ thể là điểm đổi mới đáng kể để nâng cao hiệu lực thi hành, giúp cho việc theo dõi, giám sát của các cơ quan của Quốc hội, được nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri, Nhân dân cả nước ghi nhận và đánh giá cao.

Về giám sát chuyên đ: Ngay tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thành lập 02 Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2022 có phạm vi rộng, bao trùm, tính chuyên sâu cao2; đặc biệt, đã thể hiện những điểm mới về cách thức tiến hành và huy động được sức mạnh tổng hợp cụ thể như: (1) Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát ban hành không kèm theo kế hoạch mà chỉ đưa một số nội dung chính; (2) Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến thật kỹ lưỡng và thông qua kế hoạch chi tiết, đề cương báo cáo của các Đoàn giám sát chuyên đề trước khi Trưởng Đoàn giám sát ký ban hành; (3) Lần đầu tiên, các Đoàn giám sát có sự tham gia của lãnh đạo nhiều bộ, ngành chức năng, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ, các chuyên gia là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giám sát và đặc biệt là sử dụng tối đa, có hiệu quả các kết quả, kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; (4) Căn cứ tình hình thực tế và trên cơ sở xem xét báo cáo của các cơ quan, Đoàn giám sát sẽ lựa chọn cơ quan, địa phương và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi tổ chức giám sát trực tiếp tại cơ quan, địa phương, cơ sở; (5) Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức việc thực hiện giám sát và gửi báo cáo về Đoàn giám sát; (6) Các Đoàn đại biểu Quốc hội phải tổ chức giám sát đối với tất cả các chuyên đề; đồng thời, huy động sự phối hợp tham gia giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị, xã hội và chịu trách nhiệm về kết quả giám sát, tính xác thực của báo cáo tại địa phương.

Ngoài ra, tiếp tục tinh thần đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát, Tổng Thư ký Quốc hội đã và đang phối hợp với các cơ quan liên quan, nghiên cứu, tham mưu, xây dựng Đề án tiếp tục đi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4 và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), làm cơ sở để tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động giám sát trong nhiệm kỳ, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của cử tri.

Trên đây là trả lời của Tổng Thư ký Quốc hội đối với kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng, trân trọng gửi tới quý Đoàn đại biểu Quốc hội để trả lời cử tri.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện của UBTVQH;
- VP ĐĐBQH và HĐND tp Hải Phòng;
- Các Vụ: GS. DN;
- Lưu: HC, GS.
- Epas: 19938

TỔNG THƯ KÝ




Bùi Văn Cường

 



1 Câu số 5.

2 Về Việc thực hiện chính sách, pháp luật v công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hànhViệc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021”.