BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7948/BCT-PC | Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty TNHH Yoon & Yang
Thực hiện văn bản số 9003/VPCP-ĐMDN ngày 19 tháng 9 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ về việc chuyển nội dung kiến nghị của Công ty TNHH Yoon & Yang, đề nghị hướng dẫn phạm vi quyền nhập khẩu theo Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:
Quyền nhập khẩu của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:
“Thực hiện quyền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam.” (điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương)
“Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.” (khoản 3 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP)
Phân phối và quyền phân phối của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP như sau:
“4. Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.
5. Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối.”
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
“Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật khác có liên quan.”
Mặt hàng được quy định cụ thể tại Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP. Do đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền nhập khẩu dược thực hiện theo quy định tại Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.
Bộ Công Thương thông báo để Công ty biết và thực hiện./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 1282/GSQL-GQ2 năm 2018 thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 2 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 3 Công văn 45/TCHQ-TXNK năm 2018 về thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa do doanh nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài sau đó bán lại cho doanh nghiệp khu chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 5 Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành
- 6 Luật Dược 2016
- 7 Công văn 6257/BCT-XNK năm 2014 hướng dẫn thực hiện Thông tư 05/2014/TT-BCT về nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba không qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc do Bộ Công thương ban hành
- 1 Công văn 1282/GSQL-GQ2 năm 2018 thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 2 Công văn 45/TCHQ-TXNK năm 2018 về thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa do doanh nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài sau đó bán lại cho doanh nghiệp khu chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 6257/BCT-XNK năm 2014 hướng dẫn thực hiện Thông tư 05/2014/TT-BCT về nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba không qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc do Bộ Công thương ban hành