- 1 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8031/CT-TTHT | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 08 năm 2016 |
Kính gửi: Công ty TNHH Fuji Xerox Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 12 Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Mã số thuế: 0310074234
Trả lời văn bản số FXV-2016 ngày 21/07/2016 của Công ty về lập hóa đơn đối, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định xử lý đối với hóa đơn đã lập:
“Xử lý đối với hóa đơn đã lập
…
Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng… tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào, hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
…”
+ Tại Điểm 2.8 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định:
“Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).
Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.”
Căn cứ Khoản 7.b, Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (hiệu lực từ ngày 01/01/2015):
“…
“b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”
Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán.
Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán.
…
Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”
Căn cứ quy định trên:
1./ Trường hợp Công ty theo trình bày: khách hàng của Công ty chưa có giấy phép thành lập tại Việt Nam, nên khi ký kết hợp đồng mua bán và lập hóa đơn bán hàng hóa (máy photocopy và thiết bị đi kèm, vật tư tiêu hao, phụ tùng thay thế, giấy, phí trang in, phần mềm), Công ty đã lập hóa đơn với thông tin trên hóa đơn là trụ sở chính ở nước ngoài (việc giao hàng và lắp đặt tại Việt Nam) là đúng quy định. Việc Công ty đề nghị được lập hóa đơn điều chỉnh giảm cho hóa đơn nêu trên và lập lại hóa đơn mới do khách hàng có giấy phép thành lập tại Việt Nam là không đúng quy định.
2./ Trường hợp Công ty ký hợp đồng bán hàng hóa, khi giao hàng đã lập hóa đơn và kê khai thuế theo quy định. Sau đó, khách hàng yêu cầu trả lại hàng do hư hỏng một phần hoặc không có nhu cầu sử dụng tiếp tục thì khi trả lại hàng, khách hàng phải lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Điểm 2.8 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT BTC.
3./ Trường hợp Công ty đã lập hóa đơn xuất giao cho khách hàng và đã kê khai thuế nhưng sau đó khách hàng phát hiện hóa đơn bị sai số tiền, sai thông tin (khách hàng thay đổi thông tin xuất hóa đơn nhưng không thông báo cho Công ty); các nội dung khác đều đúng theo quy định thì Công ty và khách hàng lập biên bản điều chỉnh nội dung đã ghi sai, đồng thời Công ty lập hóa đơn điều chỉnh theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC nêu trên. Riêng hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên chỉ lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 3982/CT-TTHT năm 2017 về lập hóa đơn thuế do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Công văn 8389/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế hướng dẫn lập hóa đơn do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Công văn 8020/CT-TTHT năm 2016 về hóa đơn do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4 Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành