- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư 17/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030" do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Nghị quyết 111/2024/QH15 cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia do Quốc hội ban hành
- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư 17/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030" do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Nghị quyết 111/2024/QH15 cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia do Quốc hội ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8459/BTC-NSNN | Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2024 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai.
Bộ Tài chính đã nhận được kiến của cử tri tỉnh Gia Lai do Ban Dân nguyện chuyển tới tại Văn bản số 499/BDN ngày 14/6/2024, nội dung kiến nghị như sau:
Nội dung kiến nghị:
Do nguồn ngân sách địa phương gặp nhiều khó khăn trong khi kinh phí xóa mù chữ ngân sách trung ương cấp về còn dư. Kiến nghị Bộ Tài chính cho phép địa phương sử dụng kinh phí xóa mù chữ từ nguồn ngân sách trung ương trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để bố trí chi trả tiền công cho người tham gia dạy các lớp xóa mù chữ.
Bộ Tài chính xin trả lời như sau:
1. Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình). Theo đó, giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2024, trung ương đã bố trí kinh phí sự nghiệp hỗ trợ tỉnh Gia Lai để thực hiện Tiểu dự án 1[1] thuộc Dự án 5[2] của Chương trình là 31.363 triệu đồng[3] (trong đó có nhiệm vụ xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số).
2. Theo quy định tại khoản 7 Điều 20 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025: "Chi tiền công đối với người tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ (nếu có) từ nguồn ngân sách địa phương thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 5 Thông tư số 17/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030” ”.
3. Từ tình hình trên, đề nghị Tỉnh bố trí ngân sách địa phương chi tiền công đối với người tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ theo đúng quy định tại Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính. Trường hợp, nguồn kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 5 còn dư, đề nghị Tỉnh thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 111 /2024/QH15 ngày 05/02/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Trên đây là trả lời của Bộ Tài chính đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội Tỉnh để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
[1] Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
[2] Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
[3] Năm 2022 là 4.654 triệu đồng, năm 2023 là 12.530 triệu đồng, năm 2024 là 14.179 triệu đồng.
- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư 17/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030" do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Nghị quyết 111/2024/QH15 cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia do Quốc hội ban hành