BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 855/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2017 |
Kính gửi: Công ty TNHH Agroder.
(6/7A Phạm Văn Sáng, Ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, H. Hóc Môn, TP. HCM)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 19/10/2016-TCHQ ngày 22/12/2016 của Công ty TNHH Agroder (sau đây gọi là Công ty) đề nghị xem xét lại phân loại mặt hàng Wilpromil R. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ Tài chính;
Chú giải pháp lý Chương 23:
“1. Nhóm 23.09 kể cả các sản phẩm dùng trong chăn nuôi động vật, chưa được ghi hoặc chi tiết ở nơi khác, thu được từ quá trình chế biến nguyên liệu gốc thực vật hoặc động vật đến mức các nguyên liệu đó mất hết tính chất cơ bản của nguyên liệu ban đầu, trừ các phế liệu thực vật, phế thải thực vật và các sản phẩm phụ từ quá trình chế biến đó.”
Chú giải chi tiết HS 2012 nhóm 23.04:
“Nhóm này bao gồm các loại khô dầu và các phế liệu rắn khác còn lại sau khi chiết xuất dầu từ hạt đậu tương bằng dung môi hoặc bằng ép hoặc ép quay. Các phế liệu này là loại thức ăn chăn nuôi có giá trị.
Các phế liệu được phân loại trong nhóm này có thể có dạng bánh dẹt (bánh tròn mỏng), dạng bột thô hoặc dạng viên (xem phần Chú giải Tổng quát của Chương này)”
“Nhóm này không bao gồm:
... “(b) Protein cô đặc thu được bằng cách loại bỏ bớt một số thành phần của bột mịn đậu tương đã khử chất béo (sử dụng như là phụ gia trong một số chế phẩm thực phẩm) và bột mịn đậu tương đã được tạo kết cấu (nhóm 21.06)…’’
Bản chất của mặt hàng có tên khai báo “Wilpromil R (Soy Protein Concentrate) Protein Đậu Tương (Sản phẩm từ hạt đậu tương sau khi tách vỏ, dầu và tinh bột) nguyên liệu dùng sx thức ăn chăn nuôi.)” do Công ty TNHH Agroder nhập khẩu là Chế phẩm từ Đậu tương đã tách béo. Hàm lượng Protein tính theo Nitơ tổng tính theo trọng lượng khô (sau sấy) ~ 72.29 %, béo - 1,9%..., dạng bột, dùng trong thức ăn chăn nuôi.
Theo Công ty trình bày thì mặt hàng được chế biến từ khô dầu đậu tương, dùng làm thức ăn chăn nuôi, được sản xuất bằng cách trộn khô dầu đậu tương với dung môi cồn 75%, sau đó ép, sấy và nghiền nhằm loại giảm ẩm, loại bỏ tạp chất, loại bỏ xơ để tăng lượng protein.
Như vậy, quá trình sản xuất trên không làm thay đổi tính chất cơ bản của khô dầu đậu tương mà chỉ làm tăng lượng protein.
Đối chiếu Chú giải pháp lý Chương 23, Chú giải chi tiết HS 2012 nhóm 23.4, Chú giải chi tiết loại trừ của nhóm 23.04 chỉ loại trừ Soy Protein Concentrate dùng để chế biến thực phẩm (nhóm 21.06), áp dụng quy tắc 1 và 6 của Quy tắc chung để giải thích Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới nhằm phân loại hàng hóa vào một nhóm, phân nhóm nhất định thì mặt hàng thuộc nhóm 23.04 “Khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hoặc ở dạng viên, thu được từ quá trình chiết xuất dầu đậu tương”, mã số 2304.00.90 “- Loại khác”.
Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH Agroder biết./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 735/TCHQ-TXNK năm 2017 về kết quả phân loại mặt hàng áp tô mát do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 620/TCHQ-TXNK năm 2017 về phân loại mặt hàng máy in do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 321/TCHQ-TXNK năm 2017 về phân loại mặt hàng tủ đầu giường bệnh nhân do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Thông tư 103/2015/TT-BTC ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Công văn 321/TCHQ-TXNK năm 2017 về phân loại mặt hàng tủ đầu giường bệnh nhân do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 620/TCHQ-TXNK năm 2017 về phân loại mặt hàng máy in do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 735/TCHQ-TXNK năm 2017 về kết quả phân loại mặt hàng áp tô mát do Tổng cục Hải quan ban hành