Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8556/BKHĐT-KHGDTNMT
V/v Báo cáo về tình hình thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2018

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các cơ quan, tổ chức liên quan.

Ngày 10 tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 622/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động).

Theo quy định tại Quyết định 622/QĐ-TTg nêu trên, hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bên liên quan xây dựng Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch hành động trình Thủ tướng Chính phủ.

Để có cơ sở xây dựng Báo cáo nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Quý Cơ quan chuẩn bị Báo cáo theo nội dung yêu cầu tại Phụ lục 1 và 2 gửi kèm (Phụ lục 1 dành cho các bộ, ngành, cơ quan liên quan; Phụ lục 2 dành cho các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương).

Đề nghị Quý Cơ quan gửi Báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 12 năm 2018 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. (File mềm Báo cáo xin gửi về địa chỉ: thanhnganguyen311@.gmail.com). Mọi thông tin liên quan đến Báo cáo xin liên hệ chị Nguyễn Thị Thanh Nga, điện thoại: 02437474825 hoặc 0988425531.

Trân trọng cảm ơn sự phối hợp công tác của Quý Cơ quan./.

 


Nơi nhận:
- Như trên (kèm DS);
- Lưu: VT, Vụ KHGDTNMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Đại Thắng

 

PHỤ LỤC I

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NĂM 2018
(Dành cho các bộ, ngành và cơ quan liên quan)

1. Tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030

- Tình hình triển khai xây dựng Kế hoạch/Chương trình hành động để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 (đề nghị cung cấp thông tin về việc đã ban hành Kế hoạch/Chương trình hành động hay chưa?, Đơn vị nào được giao đầu mối thực hiện Kế hoạch/Chương trình hành động).

- Cơ chế/cách thức phối hợp với các bên liên quan trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

- Nguồn lực thực hiện

2. Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững được phân công chủ trì

a. Rà soát các chính sách hiện hành có liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững được phân công chủ trì theo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030

- Tóm lược một số chính sách nổi bật có liên quan và nêu rõ tính lồng ghép và gắn kết các mục tiêu phát triển bền vững vào các chiến lược, chương trình, kế hoạch của Bộ, ngành, cơ quan. Đặc biệt cần đánh giá xem các chính sách đã tính đến những khía cạnh có tính xuyên suốt (cross-cutting) như giới, nghèo, nhóm yếu thế, bình đẳng hay chưa; sự liên hệ của chính sách trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững này với các mục tiêu phát triển bền vững khác thế nào?

- Xác định những thiếu hụt/khoảng trống hay bất cập của các chính sách hiện hành để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách để phù hợp với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới.

b. Kết quả trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững được phân công chủ trì

- Kết quả đạt được

- Tồn tại, hạn chế

Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững bằng phương pháp định tính và định lượng thông qua các số liệu thống kê hiện có. Cần chú ý đề cập những khía cạnh có tính xuyên suốt (cross-cutting) như giới, nghèo, nhóm yếu thế, bình đẳng để thể hiện tính bao trùm và không ai bị bỏ lại phía sau và tác động qua lại trong việc thực hiện các mục tiêu, cần đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp để khắc phục các tồn tại, hạn chế.

- Bài học kinh nghiệm trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững từ thực tiễn trong thời gian vừa qua

3. Những khó khăn, thách thức chính trong tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 (liên quan đến nguồn lực tài chính, nhân lực, sự phối hợp liên ngành, năng lực thống kê...)

4. Đề xuất, kiến nghị

5. Phụ lục về số liệu (nếu có)

 

Bộ, ngành được phân công chủ trì các mục tiêu VSDGs theo Quyết định 622/QĐ-TTg

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì các mục tiêu: 1.1, 1.2, 4.3.b, 4.4, 4.5.b, 5.1, 5.2, 5.4, 5.7.c, 8.5, 8.6, 8.7, 8.8, 10.1, 10.3, 10.4.a, 16.2.a;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì các mục tiêu: 3.8.a, 6.1.d, 6.3.b, 6.4, 6.5, 6.6, 12.2.a, 12.4.b, 12.5.a, 13.1.a, 13.3.a, 14.1, 14.3, 15.1, 15.5, 15.6, 15.8;

- Bộ Y tế chủ trì các mục tiêu: 2.1.b. 2.2, 3.1, 3.2, 3.3.a, 3.4, 3.6, 3.7, 3.8.c, 3.9, 5.6;

- Bộ Công Thương chủ trì các mục tiêu: 2.3.b, 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, 8.4, 9.2, 9.3.b, 10.5.b, 12.1, 12.2.b, 12.3.b, 12.4.a, 17.1, 17.2;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì các mục tiêu: 1.4, 2.1.b, 2.3.a, 2.4, 2.5, 6.1.b, 11.5, 11.10, 12.3.a, 13.3.c, 14.2, 14.4, 14.5, 14.6, 15.2, 15.3, 15.4, 15.7;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì các mục tiêu: 4.1, 4.2, 4.3.a, 4.5.a, 4.6, 4.7, 4.8, 13.3.b;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì các mục tiêu: 5.7.b, 8.1, 8.2, 8.3, 11.8, 12.7.b, 13.2.a, 17.3, 17.4, 17.5;

- Bộ Tài chính chủ trì các mục tiêu: 6.1.c, 6.3.c, 10.4.b, 12.7.a, 12.9;

- Bộ Giao thông Vận tải chủ trì các mục tiêu: 3.5.b, 9.1, 11.2, 13.2.b;

- Bộ Xây dựng chủ trì các mục tiêu: 6.1.a, 6.2, 6.3.a, 11.1, 11.3, 11.6, 11.7, 11.9, 12.5.b, 13.1.b, 13.2.c;

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì các mục tiêu: 3.3.b, 5.3, 8.9, 11.4;

- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì các mục tiêu: 5.8, 9.5, 12.8;

- Bộ Tư pháp chủ trì các mục tiêu: 1.3.a, 5.7.a, 16.3, 16.6, 16.7.a, 16.8, 16.9;

- Bộ Công an chủ trì các mục tiêu: 3.5.c, 10.6, 16.1, 16.2.b, 16.4;

- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì mục tiêu: 9.4;

- Bộ Nội vụ chủ trì các mục tiêu: 5.5, 10.2, 16.5.b;

- Bộ Ngoại giao chủ trì mục tiêu: 10 5.a;

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì các mục tiêu: 8.10, 9.3.a, 10.5.c;

- Thanh tra Chính phủ chủ trì mục tiêu: 16.5.a;

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì các mục tiêu: 1.3.b, 3.8.b, 16.5.c, 16.7,b;

- Phòng Thương mại và Công nghiệp việt Nam chủ trì các mục tiêu: 12.6, 16.5.d;

- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chủ trì mục tiêu: 3.5.a.

 

PHỤ LỤC II

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NĂM 2018
(Dành cho tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)

1. Tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030

- Tình hình triển khai xây dựng Kế hoạch/Chương trình hành động để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 (đề nghị cung cấp thông tin về việc đã ban hành Kế hoạch/Chương trình hành động hay chưa?, Đơn vị nào được giao đầu mối thực hiện Kế hoạch/Chương trình hành động).

- Cơ chế/cách thức phối hợp với các bên liên quan trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

- Nguồn lực thực hiện.

2. Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

- Kết quả đạt được

- Tồn tại, hạn chế

Đánh giá kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững bằng phương pháp định tính và định lượng thông qua các số liệu thống kê hiện có. Cần chú ý đề cập những khía cạnh có tính xuyên suốt như giới, nghèo, nhóm yếu thế, bình đẳng để thể hiện tính bao trùm và không ai bị bỏ lại phía sau và tác động qua lại trong việc thực hiện các mục tiêu. Cần đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp để khắc phục các tồn tại, hạn chế.

- Bài học kinh nghiệm trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững từ thực tiễn trong thời gian vừa qua.

3. Những khó khăn, thách thức chính trong tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 (liên quan đến nguồn lực tài chính, nhân lực, sự phối hợp liên ngành, năng lực thống kê...)

4. Đề xuất, kiến nghị

5. Phụ lục vsố liệu (nếu có)