Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 864/QLCL-CL1
V/v triển khai Thông tư 48

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2014

 

Kính gửi:

- Cơ quan Quản lý Chất lượng NLS&TS Trung bộ, Nam bộ;
- Các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng.

 

Tiếp theo công văn số 257/QLCL-CL1 ngày 24/2/2014, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản hướng dẫn bổ sung các đơn vị về một số nội dung liên quan đến triển khai Thông tư 48 như sau:

1. Về các loại chứng nhận tương đương VietGAP theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 22 Thông tư 48:

Do hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa ban hành quy định về việc đánh giá, công nhận các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác (ngoài VietGAP), nên theo đề nghị của Tổng cục Thủy sản tại văn bản số 406/TCTS-NTTS ngày 03/3/2014, Cơ quan Chất lượng chỉ lập danh sách các cơ sở chế biến có liên kết kiểm soát theo chuỗi với các cơ sở nuôi đã áp dụng VietGAP và gửi về Cục để xem xét, quyết định.

2. Về lấy mẫu thẩm tra ATTP (đối với cơ sở trong danh sách ưu tiên):

a. Trình tự, thủ tục lấy mẫu: Tại công văn số 257/QLCL-CL1 ngày 24/02/2014, Cục đã yêu cầu các Trung tâm vùng chủ động xây dựng thủ tục lấy mẫu thẩm tra ATTP (đối với cơ sở trong danh sách ưu tiên) trong Sổ tay chất lượng của đơn vị. Để tránh phát sinh thủ tục hành chính so với quy định tại Thông tư 48, Cục yêu cầu các Trung tâm vùng:

- Rà soát lại thủ tục lấy mẫu thẩm tra ATTP nêu trên để bảo đảm không chứa các thủ tục hành chính khác so với quy định tại Thông tư 48;

- Gửi Sổ tay chất lượng của đơn vị về Cục trước ngày 30/5/2014 để thẩm tra (qua địa chỉ email: chatluong.nafi@mard.gov.vn và vanbe.nafi@mard.gov.vn).

b. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm mẫu thẩm tra 2 lần liên tiếp không đạt: Trung tâm vùng xử lý theo đúng quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 27 Thông tư 48. Trong đó lưu ý:

- Trung tâm vùng tiếp tục yêu cầu cơ sở điều tra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục, đồng thời thẩm tra kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục của cơ sở theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 27;

- Việc lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu vi phạm đối với 5 lô hàng xuất khẩu của cơ sở được thực hiện khi cơ sở đăng ký xuất khẩu vào thị trường có quy định mức giới hạn đối với chỉ tiêu đó (để có thể đánh giá đạt/ không đạt yêu cầu của thị trường).

c. Báo cáo kết quả thẩm tra không đạt:

- Các Trung tâm vùng chủ động cập nhật ngay sau khi có thông tin về các trường hợp có kết quả thẩm tra lô hàng sản xuất không đạt của các cơ sở trong danh sách ưu tiên và gửi báo cáo về Cục theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo.

- Chế độ báo cáo: Gửi file điện tử vào email: chatluong.nafi@mard.gov.vnvanbe.nafi@mard.gov.vn ngay sau khi cập nhật.

3. Về việc lấy mẫu đánh giá hiệu quả kiểm soát vệ sinh của cơ sở (theo Phụ lục 4 Thông tư 48):

a. Số mẫu và chỉ tiêu phân tích:

- Mẫu nước, nước đá: Không phân tích chỉ tiêu Clostridium perfringens (đối với cơ sở xuất khẩu vào EU) nếu cơ sở sử dụng nước công cộng, nước đá sản xuất từ nước công cộng.

- Mẫu tay/găng tay công nhân và bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm: tập trung lấy mẫu sau khi làm vệ sinh, trước và trong ca sản xuất.

b. Báo cáo kết quả phân tích không đạt:

- Các Cơ quan Chất lượng Trung bộ/Nam bộ cập nhật các trường hợp có kết quả phân tích không đạt và gửi báo cáo về Cục theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo.

- Chế độ báo cáo: Gửi file điện tử vào email: chatluong.nafi@mard.gov.vnvanbe.nafi@mard.gov.vn ngay sau khi cập nhật thông tin.

4. Về việc cấp chứng thư cho lô hàng của cơ sở trong danh sách ưu tiên:

Việc cấp chứng thư cho lô hàng của cơ sở trong danh sách ưu tiên được thực hiện trong thời gian 01 ngày làm việc theo đúng quy định tại Thông tư 48. Riêng đối với các thị trường có yêu cầu ghi chi tiết kết quả kiểm nghiệm trên giấy chứng thư (ví dụ: Thị trường Đài Loan, French Polynesia), các Trung tâm vùng cần lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu theo đúng quy định của thị trường và cấp chứng thư sau khi kết quả phân tích đáp ứng yêu cầu của thị trường.

5. Về việc xác định thời điểm cơ sở xuống hạng 3, 4 và không được áp dụng hình thức chứng nhận như trong danh sách ưu tiên

Thời điểm cơ sở (bị xuống hạng 3, 4) không được áp dụng hình thức chứng nhận như trong danh sách ưu tiên là ngày Cục/Cơ quan Chất lượng ban hành văn bản thông báo mức xếp hạng (3 hoặc 4) của cơ sở. Do vậy, để bảo đảm tính kịp thời, đối với những văn bản này, Cục/Cơ quan Chất lượng thực hiện gửi ngay tới doanh nghiệp và các Trung tâm vùng (qua đường thư điện tử hoặc fax), đồng thời đề nghị các Trung tâm vùng xác nhận về việc đã nhận được văn bản.

Lưu ý: trong văn bản cần ghi rõ nội dung:

“Kể từ ngày ban hành văn bản này:

- Cơ sở được đưa ra khỏi danh sách ưu tiên theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 22 Thông tư 48;

- Áp dụng chế độ kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm từng lô hàng xuất khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 23 và Mục 3, Thông tư 48”.

6. Về việc giám sát lô hàng thủy sản sau chứng nhận:

Tại công văn số 257/QLCL-CL1 ngày 24/02/2014, Cục đã yêu cầu các Trung tâm vùng chủ trì tổ chức làm việc với hải quan cửa khẩu trên địa bàn có hoạt động xuất khẩu thực phẩm thủy sản. Để thực hiện hoạt động này, Trung tâm vùng cần chủ động làm việc trước và trao đổi thông tin về cán bộ đầu mối của hai bên để kịp thời phối hợp kiểm tra thực tế lô hàng tại cửa khẩu khi cần thiết (để có tính khả thi, tập trung thẩm tra các lô hàng thuộc diện đăng ký kiểm tra, chứng nhận từng lô). Trường hợp lô hàng của doanh nghiệp ở trung tâm vùng này nhưng xuất khẩu ở cửa khẩu thuộc địa bàn trung tâm vùng khác (ví dụ: lô hàng của doanh nghiệp tại Trung tâm vùng 5 nhưng xuất khẩu ở cửa khẩu thuộc địa bàn Trung tâm vùng 4) thì Trung tâm vùng có lô hàng xuất khẩu (Trung tâm vùng 5) chủ động liên hệ và gửi thông tin lô hàng cho Trung tâm vùng có cửa khẩu xuất (Trung tâm vùng 4) để phối hợp giám sát lô hàng thủy sản sau chứng nhận.

7. Về việc sử dụng mã số (code)/cho thuê code/mượn code:

Trường hợp phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu mượn code/thuê code, Cơ quan chất lượng/Trung tâm vùng báo cáo về Cục để xem xét tổ chức kiểm tra đột xuất điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (nếu cần thiết) và xử lý theo quy định.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo kịp thời về Cục để được hướng dẫn xử lý./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, CL1.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG





Trần Bích Nga

 

Phụ lục 1: Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra ATTP

Số lô sản xuất được lấy thẩm tra ATTP (lũy kế tới thời điểm báo cáo)

Số lô sản xuất có kết quả thẩm tra ATTP không đạt

(lũy kế tới thời điểm báo cáo)

Thông tin về các lô sản xuất có kết quả thẩm tra ATTP không đạt

Tên và mã số cơ sở

Ngày lấy mẫu

Sản phẩm

Chỉ tiêu không đạt

Kết quả phân tích cụ thể

Thị trường xuất khẩu (hoặc dự kiến xuất khẩu)

Biện pháp xử lý đối với lô hàng đã xuất khẩu (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 2: Mẫu báo cáo các trường hợp phân tích mẫu để đánh giá hiệu quả kiểm soát vệ sinh có kết quả không đạt

Số mẫu lấy ((lũy kế tới thời điểm báo cáo)

Số mẫu vi phạm (lũy kế tới thời điểm báo cáo)

Thông tin về các mẫu vi phạm

Số mẫu nước/nước đá

Số mẫu VSCN

Số mẫu nước/nước đá

Số mẫu VSCN

Tên và mã số cơ sở

Tên mẫu

Ngày lấy mẫu

Chỉ tiêu không đạt

Kết quả phân tích cụ thể

Biện pháp áp dụng

(gửi thông báo yêu cầu khắc phục/ kiểm tra đột xuất)

Ghi chú

(mẫu đánh giá lần đầu/ đánh giá lại)