Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 886/BHXH-CĐXH
V/V thực hiện Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ

Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2010

 

Kính gửi:

- Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã
- Các phòng nghiệp vụ

 

Thực hiện Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày  06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 16/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/6/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, công văn số 2834/BHXH- CSXH ngày 09/7/2010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp MSLĐ. Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là BHXH huyện) và các phòng nghiệp vụ có liên quan  thực hiện thống nhất trên địa bàn như sau:

1. Đối tượng:

1.1. Đối tượng được giải quyết: khi có đủ các điều kiện sau

- Người hưởng trợ cấp MSLĐ hàng tháng đã hết hạn hưởng trợ cấp;

- Không thuộc diện được hưởng trợ cấp MSLĐ hàng tháng theo quy định tại Quyết định 60/HĐBT ngày 01/3/1990 của Hội đồng Bộ trưỏng (nay là Chính phủ), Quyết định số 812/QĐ-TTG ngày 12/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ;

- Có thời gian công tác thực tế từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm;

-  Hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).

1.2 Đối tượng chờ hướng dẫn bổ sung

1.2.1- Đối tượng hiện đang hưởng trợ cấp Thương binh, TNLĐ, BNN… hàng tháng (kể cả đối tượng được giải quyết hưởng chế độ Thương binh, TNLĐ, BNN hàng tháng sau khi hết hạn hưởng trợ cấp MSLĐ theo quy định và đối tượng được chọn hưởng 1 trong 2 chế độ trợ cấp MSLĐ và  Thương binh, hoặc chế độ MSLĐ và trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng);

1.2.2- Đối tượng được giải quyết hưởng chế độ tuất hàng tháng sau khi hết hạn hưởng trợ cấp MSLĐ.

1.3 Đối tượng không được giải quyết

1.3.1- Đối tượng đã chết trước ngày 01/7/2010 ;

1.3.2- Đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc đủ điều kiện giải quyết theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

1.3.3- Đối tượng quy định tại điểm 1.1 mục 1 trên  đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo, xuất cảnh trái phép, bị tòa án tuyên bố là mất tích.

2. Thời điểm hưởng: Các đối tượng quy định tại khoản 1.1 mục 1 trên, nếu:

2.1 Hết tuổi lao động trước ngày 01/7/2010 được hưởng từ ngày 01/5/2010;

2.2 Đến ngày 01/7/2010 chưa hết tuổi lao động  được hưởng từ tháng liền kề sau tháng người lao động hết tuổi;

Trường hợp trong hồ sơ MSLĐ không ghi ngày, tháng sinh được hưởng từ tháng 01 của năm được xác định hết tuổi lao động;

Trường hợp không ghi ngày sinh được hưởng từ tháng liền kề sau tháng hết tuổi lao động.

2.3 Đối tượng đủ điều kiện hưởng chết từ ngày 01/7/2010 trở đi được hưởng trợ cấp đến hết tháng bị chết  và giải quyết trợ cấp mai táng.

2.4 Đối tượng đủ điều  kiện hưởng lại trợ cấp MSLĐ theo quy định tại công văn 3503/LĐTBXH-CV ngày 24/11/1992 và công văn 2642/BHXH ngày 05/7/1994 của Bộ Lâo động – Thương binh và xã hội được xét giải quyết hưởng lại trợ cấp MSLĐ (được chọn hưởng quyền lợi cao hơn nếu đối tượng đề nghị)

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A, sinh ngày 12/7/1955, có thời gian công tác thực tế là 15 năm 01 tháng, quy đổi thành 16 năm 04 tháng, nghỉ hưởng trợ cấp MSLĐ từ ngày 01/01/1993, hết hạn hưởng trợ cấp MSLĐ từ ngày 01/3/2001.

Ông Trần Văn B là chồng bà Nguyễn Thị A, sinh ngày 10/02/1950, có thời gian công tác thực tế 18 năm 06 tháng, quy đổi thành 20 năm 03 tháng, nghỉ hưởng trợ cấp MSLĐ từ ngày 01/10/1993, hết hạn hưởng trợ cấp MSLĐ từ ngày  01/11/2004.

Vì lý do đi vắng, ông Trần Văn B chưa làm thủ tục hưởng lại tại thời điểm hết hạn hưởng trợ cấp MSLĐ. Nay bà Nguyễn Thị A đề nghị giải quyết theo quy định tại Quyết định 613/QĐ-TTg và ông Trần  Văn B đề nghị giải quyết hưởng lại trợ cấp MSLĐ è Ông Trần Văn B được xem xét giải quyết hưởng lại trợ cấp MSLĐ và bà Nguyễn Thị A được giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 613/QĐ-TTg.

2.5 Đối tượng theo quy định tại điểm 1.3.3 khoản 1.3 mục 1 trên được hưởng từ tháng liền kề sau tháng người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc xuất cảnh trở về định cư hợp pháp hoặc bị tòa án tuyên bố là mất tích trở về.

3. Hồ sơ đề nghị giải quyết

3.1 Hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng và cấp thẻ BHYT

3.1.1- Đơn đề nghị giải quyết trợ cấp hàng tháng (mẫu  số 01)- 1 bản chính

3.1.2- Hồ sơ hưởng trợ cấp MSLĐ gồm :

+ Quyết định của cơ quan, đơn vị cho nghỉ việc vì MSLĐ.

+ Phiếu cá nhân (Trường hợp tại mặt sau của Quyết định nghỉ việc có ghi quá trình công tác thì hồ sơ hồ sơ không gồm có Phiếu cá nhân).

+ Biên bản GĐYK (trừ trường hợp nghỉ việc vì MSLĐ theo NQ16-HĐBT ngày 8/2/1982).

Hồ sơ hưởng trợ cấp MSLĐ phải là bản chính, không được sửa chữa, tẩy xóa và hiện đang lưu trữ tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện và Thành phố. Trường hợp hồ sơ hiện đang lưu bị sửa chữa, tẩy xoá phải sao tại Trung tâm lưu trữ để đối chiếu: nếu trùng khớp hoặc không trùng khớp nhưng bản sao tại Trung tâm lưu trữ đủ điều kiện thì được giải quyết, nếu bản sao tại Trung tâm lưu trữ không đủ điều kiện để lại xin ý kiến Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Trường hợp BHXH huyện và Thành phố không có, dùng bản sao lục từ Trung tâm lưu trữ Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trường hợp Trung tâm lưu trữ không có, được khai thác từ đối tượng hoặc đơn vị quản lý đối tượng trước khi nghỉ việc.

Trường hợp không có hồ sơ MSLĐ được phép dùng Bản trích lục hồ sơ MSLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (bản chính) để thay thế.

3.1.3- Quyết định hoặc Thông báo ngừng trợ cấp MSLĐ. Trường hợp bị thiếu, BHXH huyện hoặc Thành phố nơi ra quyết định cắt căn cứ sổ quản lý đối tượng hoặc hồ sơ MSLĐ cấp lại. Trường hợp không có căn cứ cấp lại, Phòng chế độ BHXH căn cứ danh sách cắt giảm hoặc hồ sơ MSLĐ để xác định đối tượng đã thôi hưởng trợ cấp MSLĐ, nếu đủ căn cứ thì lập Phiếu trình kèm theo để giải quyết (Phiếu trình lưu cùng hồ sơ hưởng trợ cấp hàng tháng).

3.1.4- Bản sao: Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc Quyết định của Tòa tuyên án tuyên bố mất tích trở về hoặc Quyết định trở về nước định cư hợp pháp  (nếu có).

3.1.5- Hồ sơ, giấy tờ (Huân, Huy chương kháng chiến, chiến thắng…) để xác định quyền lợi hưởng chế độ BHYT (nếu có).

3.1.6 Giấy  CMND hoặc giấy tờ tuỳ thân có ảnh.

3.2. Hồ sơ hưởng trợ cấp mai táng phí:

3.2.1: Đối với người đang hưởng trợ cấp hàng tháng chết :

- Tờ khai của thân nhân theo mẫu 09A-HSB

- Bản sao: giấy chứng tử hoặc giấy khai tử hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết hoặc bản chính giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi chôn cất  (01 bản)

- Quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng theo QĐ 613 của đối tượng (01 bản chính).

- Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng;

- Giấy CMND hoặc giấy tờ tuỳ thân có ảnh của người đứng khai và lĩnh mai táng.

3.2.2: Đối với người đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết đã chết:

- Đơn đề nghị giải quyết trợ cấp MTP của thân nhân đối tượng - mẫu 03-QĐ 613 (01 bản chính).

- Bản sao: giấy chứng tử hoặc giấy khai tử hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết hoặc bản chính giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi chôn cất  (01 bản)

- Bản sao: Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc Quyết định của Tòa tuyên án tuyên bố mất tích trở về hoặc Quyết định trở về nước định cư hợp pháp  (nếu có).

- Hồ sơ hưởng trợ cấp MSLĐ của đối tượng như quy định tại điểm 3.1.2 khoản 3.1 mục 3 trên.

- Giấy CMND hoặc giấy tờ tuỳ thân có ảnh của người đứng đơn đề nghị giải quyết trợ cấp mai táng.

4. Trách nhiệm và quy trình giải quyết:

4.1. Nơi tiếp nhận và trả hồ sơ:

- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết và trả hồ sơ đã được giải quyết trực tiếp từ đối tượng hoặc qua đường bưu điện .

-  Đối tượng trước đây hưởng tại Hà Nội, hiện đang cư trú tại Hà Nội: Tiếp nhận tại BHXH huyện nơi đối tượng hiện đang cư trú, trường hợp đối tượng đến nộp hồ sơ tại BHXH huyện nơi trước đây chi trả trợ cấp vẫn thực hiện tiếp nhận và thực hiện quy trình giải quyết theo quy định; Trả hồ sơ đã được giải quyết tại nơi cư trú theo địa chỉ ghi trong đơn;

- Đối tượng trước đây hưởng tại Hà Nội, hiện đang cư trú tại tỉnh khác: Tiếp nhận tại BHXH Thành phố hoặc tại BHXH huyện nơi trước  đây đã hưởng trợ cấp. Trả hồ sơ đã được giải quyết  chuyển qua đường bưu điên theo quy định.

Lưu ý:

+ Đối với các đơn vị chia tách địa giới hành chính trong nội tỉnh, BHXH huyện nơi đối tượng cư trú theo địa giới hành chính mới thực hiện việc tiếp nhận đơn và hồ sơ của đối tượng chuyển đến để giải quyết.

Ví dụ 2: Ông Đào Văn H trước đây hưởng trợ cấp MSLĐ tại xã Yên Hoà, huyện Từ Liêm và do huyện Từ Liêm ra Quyết định thôi hưởng trợ cấp MSLĐ. Từ ngày 01/9/1997 xã Yên Hoà được tách địa giới hành chính và chuyển lên phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy. Khi ông Đào Văn H chuyển đơn và hồ sơ đề nghị giải quyết theo quyết định 613/QĐ-TTg sẽ do BHXH quận Cầu Giấy tiếp nhận và thực hiện theo quy trình giải quyết.

+ Đối với các đơn vị chia tách địa giới hành chính ra ngoại tỉnh, khi nhận được đơn và hồ sơ của đối tượng chuyển đến, BHXH huyện chuyển BHXH Thành phố kiểm tra, đối chiếu: Trường hợp hồ sơ của đối tượng đã bàn giao đi, làm thông báo gửi BHXH tỉnh nơi cư trú của đối tượng theo địa giói hành chính mới thực hiện giải quyết; Trường hợp hồ sơ chưa bàn giao, thực hiện giải quyết và làm thủ tục chuyển đi qua đường bưu điện theo quy định.

4.2. Trách nhiệm  của đối tượng:

- Ghi đầy đủ, chính xác các nội dung trong Đơn (mẫu số 01-QĐ613)

- Chuyển Đơn và hồ sơ theo quy định tại điểm 3.1.2 khoản 3.1 mục 3 trên (nếu có) đến cơ quan BHXH huyện nơi đang cư trú;

Trường hợp hồ sơ hưởng trợ cấp MSLĐ và hồ sơ tư pháp (CMND, hộ khẩu…) sai lệch nhân thân, đối tượng nộp 02 ảnh (01 ảnh cỡ 4x6 cm dán vào góc đơn có dấu giáp lai của Chính quyền địa phương hoặc Bảo hiểm xã hội quận, huyện nơi tiếp nhận đơn, 01 ảnh cỡ 2x3 cm để dán thẻ BHYT khi được giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng và cấp thẻ BHYT theo QĐ 613/QĐ-TTg)

- Khi nhận được thông báo hoặc theo giấy hẹn của BHXH huyện, mang hộ khẩu thường trú hoặc hộ khẩu tạm trú hoặc xác nhận nơi cư trú và giấy tờ tuỳ thân có ảnh đến nhận hồ sơ đã được giải quyết, thẻ BHYT và truy lĩnh trợ cấp (nếu có).

Trường hợp đã được cấp thẻ BHYT theo Quyết định 290/QĐ-TTg, khi đến BHXH huyện nhận hồ sơ đã được giải quyết  mang thẻ BHYT đã được cấp để nộp lại và nhận thẻ BHYT mới.

4.3. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội huyện:

4.3.1 Đối với đối tượng thôi hưởng tại Hà Nội và hiện đang cư trú tại Hà Nội, BHXH huyện thực hiện

- Hướng dẫn đối tượng  ghi đầy đủ các nội dung trong Đơn (mẫu số 01/QĐ-QĐ 613). Trường hợp các nội dung không có ghi rõ “không” hoặc gạch chéo trên dòng ghi nội dung đó;

- Kiểm tra, tiếp nhận  Đơn và hồ sơ  (nếu cú) của đối tượng.

- Viết giấy hẹn cho đối tượng, thời hạn sau 2  tháng  kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ theo quy định;

- Lập danh sách chuyển Phòng Lao động – TBXH xác nhận đối tượng hưởng trợ cấp Thương binh hoặc Ưu đãi người có công khác (nếu có)

- Rút hồ sơ hiện đang lưu giữ (nếu có), bổ sung hồ sơ còn thiếu (nếu có) theo quy định.

Trường hợp đối tượng thôi hưởng trợ cấp tại huyện khác: BHXH huyện nơi tiếp nhận lập 02 bản danh sách

+ 01 bản chuyển BHXH nơi đối tượng thôi hưởng trợ cấp rút hồ sơ (nếu có), thực hiện  bổ sung quyết định hoặc thông báo ngừng trợ cấp, sau khi rút và bổ sung hồ sơ (nếu có) BHXH huyện nơi đối tượng thôi hưởng trợ cấp chuyển hồ sơ  về BHXH Thành phố (phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ);

+ 01 bản gửi phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ để đôn đốc theo dõi và rút  hồ sơ hiện lưu tại Thành phố.

- Xác nhận đối tượng hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng và thời điểm được giải quyết hưởng hàng tháng;

- Thứ 3 và thứ 6 hàng tuần, chuyển hồ sơ đã tiếp nhận và hoàn thiện (nếu có) về BHXH thành phố.  Đồng thời, nhận lại hồ sơ đã được giải quyết và thẻ BHYT;

- Thực hiện Thông báo (nếu không có giấy hẹn) cho đối tượng  đến nhận hồ sơ đã được giải quyết (theo mẫu số 05A-QĐ 613).

- Làm thủ tục đăng ký quản lý đối tượng, trả truy lĩnh cho đối tượng (nếu có) và chuyển danh sách chi trả cho đối tượng từ phường 90 về địa chỉ đúng;

- Thu hồi thẻ BHYT của đối tượng (nếu có), cắt góc và lập danh sách thu hồi thẻ BHYT chuyển về phòng Cấp sổ, thẻ để huỷ theo quy định.

4.3.2 Đối với đối tượng thôi hưởng tại tỉnh khác hiện đang cư trú tại Hà Nội, BHXH huyện thực hiện

- Cấp mẫu Đơn, hướng dẫn đối tượng làm Đơn, lập hồ sơ và cách thức gửi Đơn, hồ sơ đến BHXH tỉnh nơi đã quyết định thôi hưởng trợ cấp MSLĐ hàng tháng cho đối tượng.

4.4. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội thành phố:

4.4.1.Phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ:

a- Kiểm tra, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ đối tượng, từ BHXH huyện hoặc qua đường bưu điện chuyển đến đề nghị giải quyết trợ cấp hàng tháng.

a.1. Rút hồ sơ hiện đang lưu trữ, thực hiện bổ sung hồ sơ (nếu bị thiếu) theo quy định tại khoản 3.1 mục 3 trên. Thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định cần đề nghị đối tượng bổ sung, phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ gửi thông báo cho đối tượng để bổ sung hồ sơ;

a.2. 16 giờ hàng ngày, chuyển hồ sơ đã được bổ sung đầy đủ đến phòng Chế độ BHXH. Đồng thời, nhận lại hồ sơ đã được giải quyết;

a.3. Thực hiện bóc tách hồ sơ đưa vào lưu trữ, trả hồ sơ hoặc làm thủ tục di chuyển

- Đối với đối tượng hưởng tại Hà Nội: lưu hồ sơ tại BHXH Thành phố,  BHXH huyện và trả đối tượng;

- Đối với đối tượng cư trú và hưởng trợ cấp tại tỉnh khác: lưu 01 bản, gửi Trung tâm lưu trữ 01 bản quyết định mẫu số 02-QĐ 613; chuyển 02 bản quyết định mẫu 02-QĐ 613 kèm hồ sơ giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng, giấy giới thiệu trả lương hưu và trợ cấp (mẫu C77-HD), bảng kê hồ sơ (mẫu 17-HSB) niêm phong và chuyển bảo đảm qua đường bưu điện đến BHXH tỉnh nơi đối tượng cư trú và hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định.

Đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng chưa được giải quyết mà bị chết từ ngày 01/7/2010 trở đi, cư trú tại tỉnh khác thực hiện Thông báo cho thân nhân đối tượng (mẫu số 05-QĐ 613) đến nhận quyết định và trợ cấp mai táng, tiền truy lĩnh trợ cấp (nếu có) tại BHXH Thành phố.

a.4- Trước ngày 10 hàng tháng lập Danh sách giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng (mẫu số 06-QĐ 613) gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trung tâm lưu trữ) 01 bản kèm theo Quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng của từng người.

b. Tiếp nhận hồ sơ đã được BHXH tỉnh khác giải quyết chuyển đến cho đối tượng đang cư trú và hưởng trợ cấp hàng tháng tại Hà Nội

Thực hiện như quy trình tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ BHXH hàng tháng từ ngoại tỉnh chuyển về.

4.4.2.Phòng Chế độ BHXH:

a. Xác nhận đối tượng hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng và thời điểm được giải quyết hưởng hàng tháng;

b- Kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện hưởng thực hiện ban hành quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp mai táng phí cho đối tượng:

+ In 04 bản quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng mẫu số 02-QĐ 613 đối với đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng;

+ Hoặc 02 bản quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng mẫu số 02-QĐ 613 (nếu có) và 02 bản quyết định hưởng trợ cấp mai táng mẫu số 04-QĐ 613 đối với đối tượng đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng chưa được giải quyết mà bị chết từ 01/7/2010 trở đi.

Trường hợp không giải quyết thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do không giải quyết.

c. In phiếu tính truy lĩnh (nếu có), in danh sách 21A-HSB hoặc  danh sách chi trả C72-HD phường 90; trình ký, đóng dấu và thực hiện chuyển dữ liệu theo định kỳ quy định.

d- Chuyển danh sách kèm dữ liệu đến phòng Cấp sổ, thẻ để in thẻ BHYT cho đối tượng.

Thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ chuyển sang.

4.4.3. Phòng Cấp sổ, thẻ :

- Nhận danh sách và dữ liệu từ Phòng chế độ BHXH để in thẻ BHYT cho đối tượng.

- Chuyển danh sách và thẻ BHYT cho Phòng Tiếp nhận quản lý hồ sơ.

Thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận danh sách và dữ liệu in thẻ BHYT do phòng Chế độ BHXH chuyển sang.

5. Tổ chức thực  hiện

5.1 Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm hỗ trợ và giảm bớt khó khăn, góp phần ổn đinh đời sống vật chất và tinh thần cho đối tượng. Vì vậy, BHXH huyện báo cáo Ủy ban nhân dân huyện tổ chức triển khai thực hiện quyết định 613/QĐ-TTg đối với UBND phường, xã, thị trấn để tuyên truyền cho đối tượng và nhân dân nắm rõ chính sách quy định, không để phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu gây phiền hà cho đối tượng;

5.2 BHXH huyện phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện niêm yết cụ thể quy định về số lượng, chủng loại hồ sơ giấy tờ đối tượng cần cung cấp tại trụ sở BHXH huyện và UBND phường, xã, thị trấn; BHXH huyện sắp xếp lịch và bố trí đủ cán bộ tiếp nhận hồ sơ, tránh để xảy ra tình trạng đối tượng ùn tắc quá đông tại trụ sở cơ quan BHXH huyện;

5.3 Khi tiếp nhận phải kiểm tra, đối chiếu cụ thể trước khi chuyển phòng Chế độ BHXH giải quyết, trường hợp hồ sơ đầy đủ, không sửa chữa, tẩy xoá thực hiện tiếp nhận và luân chuyển ngay theo quy trình quy định. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc bị sửa chữa, tẩy xóa cần bổ sung từ đối tượng, hướng dẫn đối tượng  những giấy tờ cụ thể cần bổ sung và tạm thời chưa tiếp nhận. Sau khi giải quyết xong các trường hợp không có vướng mắc mới tiếp nhận và phân loại cụ thể để hoàn thiện, báo cáo xin ý kiến giải quyết.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc phản ánh về Bảo hiểm xã hội Thành phố (phòng Chế độ BHXH) để xem xét giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- BHXH Việt Nam (để b/c)
- Giám đốc, các PGĐ (để chỉ đạo)
- Lưu VT, CĐBHXH.

KT/ GIAM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Huỳnh Thị Mai Phương

 

Mẫu số 01 – QĐ613

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRỢ CẤP HÀNG THÁNG

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố ............................................

 

Tên tôi là: ....................................................................Sinh ngày .... tháng...... năm........

Số CMND ........................... do ............................... cấp ngày .... tháng ........ năm.........

Hộ khẩu thường trú tại:....................................................................................................

.........................................................................................................................................

Hiện cư trú tại (số nhà, đường phố, xóm, xã, huyện, tỉnh)...............................................

...................................................................................................................................................................................................................................................................................

Số điện thoại: Cố định: ............................... Di động: ....................................................

Hiện đang hưởng trợ cấp (Thương binh, TNLĐ, BNN, Tuất...) hàng tháng:..................

Số sổ: .................. Tại Phường, Xã.............................Quận, huyện.................................

Số thẻ BHYT: ....................................Giá trị sử dụng từ................. đến.........................

Tên cơ quan, đơn vị công tác trước khi nghỉ việc: ..........................................................

..........................................................................................................................................

Được nghỉ việc hưởng trợ cấp MSLĐ từ ngày...........tháng..........năm............................

Số hồ sơ (số sổ) MSLĐ....................................................................................................

Thời gian công tác thực tế: ………… năm …………tháng

Đã hết thời hạn hưởng trợ cấp MSLĐ hàng tháng từ ngày ......... tháng .......... năm ......

Nơi hưởng trợ cấp MSLĐ hàng tháng trước khi thôi hưởng trợ cấp (xã, phường......................., quận, huyện......................... Tỉnh.........................................

Căn cứ quy định tại Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng và được nhận trợ cấp hàng tháng tại địa chỉ (ghi rõ xóm, xã, huyện, tỉnh): ........................

.........................................................................................................................................

Đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại: ............................................................................

Tôi xin đảm bảo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên./.

 

............., ngày.....tháng......năm.........

Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã,
Phường, thị trấn nơi cư trú

(Ký, đóng dấu)

..........., ngày..........tháng.........năm..........

Người viết đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: UBND xã, phường, thị trấn xác nhận hiện trạng nơi cư trú của người viết đơn và các loại trợ cấp hàng tháng đang hưởng tại địa phương (nếu có).