Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9295/BTC-KHTC
V/v cơ chế mua sắm, sửa chữa tài sản đặc thù của ngành Hải quan.

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2012

 

Kính gửi: Tổng cục Hải quan.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 9242/VPCP-KTTH ngày 28/12/2011 của Văn phòng Chính phủ về việc cơ chế mua sắm, sửa chữa tài sản đặc thù của ngành Hải quan, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện mua sắm, sửa chữa đối với một số tài sản đặc thù của ngành Hải quan như sau:

1. Về bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ:

1.1. Quy định chung:

Việc trang bị, quản lý, sử dụng và vận chuyển vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ tới các đơn vị, cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa được thực hiện theo đúng quy định của Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước.

1.2. Quy định cụ thể:

a) Về hình thức thực hiện:

- Đối với các loại vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ do Quân đội cấp phép sử dụng: Các đơn vị Hải quan được giao quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ chịu trách nhiệm thương thảo, ký hợp đồng thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa với các cơ sở, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép sửa chữa vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quy định.

- Đối với các loại vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ do Công an cấp phép sử dụng: Các đơn vị Hải quan được giao quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ chịu trách nhiệm thương thảo, ký hợp đồng thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa với các cơ sở, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an được phép sửa chữa vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quy định.

Việc thanh toán, thanh lý hợp đồng bảo dưỡng, sửa chữa phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định.

b) Về đơn giá bảo dưỡng, sửa chữa: Được áp dụng như cơ chế bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định.

c) Về thời gian bảo dưỡng: Thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Trường hợp Nhà nước chưa có quy định, Tổng cục Hải quan dự thảo Quy chế bảo dưỡng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ tạm thời, trong đó quy định cụ thể thời gian, điều kiện thực hiện bảo dưỡng định kỳ vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ để thống nhất áp dụng trong toàn ngành: Báo cáo Bộ ban hành làm căn cứ tổ chức thực hiện theo quy định (trước khi ban hành có lấy ý kiến tham gia của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng).

2. Về mua chó nghiệp vụ, liên kết đào tạo huấn luyện viên và huấn luyện chó nghiệp vụ:

2.1. Về mua chó nghiệp vụ:

a) Quy định chung:

Việc xác định tiêu chuẩn tuyển chọn chó đưa vào huấn luyện, sử dụng được thực hiện theo Quyết định số 1183/QĐ-TCHQ ngày 17/06/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy định về chế độ trách nhiệm và trang bị trong công tác nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.

b) Quy định cụ thể:

- Về hình thức thực hiện: Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm lựa chọn và thương thảo hợp đồng, ký hợp đồng mua chó với các tổ chức, cá nhân cung cấp chó để đưa vào huấn luyện, sử dụng theo quy định. Việc thanh toán, thanh lý hợp đồng mua chó phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định.

- Về giá mua: Giao Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm xây dựng khung giá mua chó trên cơ sở khảo sát giá tại các tổ chức, cá nhân cung cấp chó và giá cơ bản do các cơ sở huấn luyện chó nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Biên phòng đã xác định để làm căn cứ tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng ngân sách.

2.2. Về liên kết đào tạo huấn luyện viên và huấn luyện chó nghiệp vụ:

Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm lựa chọn và thương thảo, ký hợp đồng dịch vụ liên kết đào tạo với với Trung tâm Huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ - Bộ Công an (C69), Trường Trung cấp huấn luyện chó nghiệp vụ - Bộ Quốc phòng (T24) để đào tạo huấn luyện viên và huấn luyện chó nghiệp vụ hải quan theo quy định trên cơ sở tham khảo báo giá của các đơn vị cung cấp dịch vụ. Việc thanh toán, thanh lý hợp đồng dịch vụ phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định.

3. Về mua mẫu ma túy, chất nổ, mẫu tẩm nguồn hơi ma túy, chất nổ để huấn luyện chó nghiệp vụ:

3.1 Quy định chung:

Việc xác định tiêu chuẩn mẫu ma túy, chất nổ, mẫu tẩm nguồn hơi ma túy, chất nổ phục vụ huấn luyện chó nghiệp vụ được thực hiện được thực hiện theo Quyết định số 1183/QĐ-TCHQ ngày 17/06/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy định về chế độ trách nhiệm và trang bị trong công tác nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.

3.2. Quy định cụ thể:

a) Về hình thức thực hiện: Các đơn vị được giao nhiệm vụ huấn luyện chó nghiệp vụ Hải quan chịu trách nhiệm thương thảo, ký hợp đồng trực tiếp mua mẫu ma túy, chất nổ, mẫu tẩm nguồn hơi ma túy, chất nổ để huấn luyện chó nghiệp vụ với Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an theo quy định. Việc thanh toán, thanh lý hợp đồng mua mẫu phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định.

b) Về giá mua: Được xác định trên cơ sở thông báo chi phí sản xuất, bảo quản (trừ chất ma túy) gồm khăn ủ hơi, hóa chất, máy móc, đóng gói, nhân công, bồi dưỡng độc hại, vận chuyển… chi phí nghiên cứu của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an.

Bộ Tài chính hướng dẫn để Tổng cục Hải quan tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Sỹ Danh