Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIAO THÔNG VẬN TI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9771/BGTVT-KHĐT
V/v trả lời kiến nghị cử tri thành phố Hải Phòng gửi ti trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2024

 

Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng

Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 4373/VPCP-QHĐP ngày 23/6/2024, nội dung kiến nghị như sau:

“Cử tri kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm, b trí các nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục để đầu tư cho một số công trình hạ tầng quan trọng của thành phố Hải Phòng và của cả vùng Đồng bằng sông Hồng (đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; dự án phát triển thành phố Hải Phòng thích ứng với biến đổi khí hậu sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới; nâng cấp, cải tạo các tuyến hành lang để phát huy các điều kiện thuận lợi về đường thủy của Hải Phòng kết nối với các địa phương trong khu vực; tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng mới song song với tuyến đường bộ cao tc Hà Nội - Hải Phòng; các bến tiếp theo cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; các cảng khu vực Nam Đồ Sơn; các dự án cải tạo, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Cát Bi)

Trước tiên, Bộ GTVT trân trọng cảm ơn cử tri và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đã quan tâm, góp ý đối với công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm giúp công tác quản lý nhà nước của Bộ ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân. Về nội dung kiến nghị của cử tri nêu trên, Bộ GTVT xin trả lời như sau:

1. Về đầu tư tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ[1], đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) có chiều dài khoảng 109 km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Đến nay, cơ bản các đoạn tuyến trên tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đã được giao địa phương làm cơ quan chủ quản/cơ quan có thẩm quyền và đang thực hiện đầu tư[2]. Chỉ còn lại khoảng 6km trên địa bàn thành phố Hải Phòng chưa được triển khai.

Đoạn tuyến 6km nêu trên đã được lập Báo cáo chủ trương đầu tư[3], tuy nhiên, do khó khăn về nguồn lực nên chưa thể bố trí vốn để đầu tư đoạn tuyến này trong giai đoạn 2021 - 2025. Bộ GTVT ghi nhận kiến nghị của cử tri, trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn thời gian tới, căn cứ vào khả năng cân đi nguồn lực, nguyên tắc bố trí vốn theo quy định, Bộ GTVT sẽ xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền sớm đầu tư đoạn tuyến này.

2. Về đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt[4], tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài khoảng 380km, đường đôi, khổ 1.435mm, trong đó đoạn Hà Nội - Hải Phòng đầu tư trước năm 2030, đoạn Hà Nội - Lào Cai đầu tư sau năm 2030.

Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, dự kiến tng mức đầu tư dự kiến khoảng 11 tỷ USD, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư vào năm 2025, phấn đu khởi công năm 2027.

3. Về nâng cấp, cải tạo các tuyến đường thủy nội địa

Theo quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa[5], trên địa bàn thành phố Hải Phòng quy hoạch 07 tuyến[6] đường thủy trung ương kết nối thành phố Hải Phòng và các địa phương lân cận. Thời gian qua, Bộ GTVT luôn quan tâm đầu tư các dự án nâng cấp các tuyến đường thủy chính nhằm cải thiện năng lực vận tải, phục vụ lưu thông hàng hóa khối lượng lớn, giảm thiểu tắc nghẽn, giảm tải cho hệ thống đường bộ, phát triển kinh tế vùng và liên vùng. Giai đoạn 2011 - 2020, Bộ GTVT đã b trí 6.900 tỷ đồng thực hiện đầu tư nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa khu vực đồng bằng Bắc Bộ, trong đó đã ưu tiên bố trí 1.200 tỷ đồng để đầu tư tuyến đường thủy s 1 dài 250 km Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì.

Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tiếp tục ưu tiên, cân đối vốn để đầu tư nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa trung ương kết nối thành phố Hải Phòng với các địa phương theo quy hoạch nhằm nâng cao năng lực vận tải thủy, trong đó ưu tiên thực hiện dự án đu tư nâng cấp tuyến đường thủy Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình qua sông Luộc; đồng thời, Bộ GTVT đang giao Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập Đề án “Nâng cao năng lực vận tải công ten nơ trên tuyến đường thủy nội địa Bắc Ninh - Hải Phòng” làm cơ sở đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.

4. Về đầu tư các bến tiếp theo cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện

Theo kết quả quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển đã được Bộ GTVT trình[7] Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2030 khu bến công ten nơ Lạch Huyện sẽ có 10-12 bến (đã bao gồm giai đoạn đầu tư trước).

Đến nay, khu bến cảng công ten nơ Lạch Huyện đã và đang được đầu tư 08 bến, bao gồm: đã khai thác 02 bến khởi động (bến số 1, số 2) từ năm 2018; đang thi công xây dựng 04 bến (bến số 3, số 4 và số 5, số 6); đang triển khai thủ tục thi công 02 bến (bến số 7, số 8). Các bến cảng từ bến số 3-8 sẽ lần lượt đưa vào khai thác từ năm 2024-2027[8]. Như vậy, khu bến công ten nơ Lạch Huyện đến năm 2027 sẽ có 08 bến (từ bến 1-8) với tổng chiều dài 3.300m và năng lực thông qua hàng công ten nơ đạt 6,0 triệu Teu, phù hợp lộ trình quy hoạch được duyệt, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa hiện nay và trong thời gian tới tại khu vực.

5. Về đầu tư các cảng khu vực Nam Đồ Sơn: khu bến Nam Đồ Sơn được quy hoạch[9] chức năng cửa ngõ, kết hợp trung chuyển quốc tế. Hiện nay, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển tại Tờ trình số 7713/TTr-BGTVT ngày 19/7/2024, trong đó đến năm 2030 sẽ hoàn thành đầu tư và đưa vào khai thác 02 bến khởi động tại khu bến Nam Đồ Sơn. Sau khi quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nêu trên được phê duyệt, Bộ GTVT sẽ phê duyệt quy hoạch chi tiết vùng đất, vùng nước cảng biển Hải Phòng (gồm Khu bến Nam Đồ Sơn) làm cơ sở UBND thành phố Hải Phòng kêu gọi xã hội hóa đầu tư.

6. Về dự án cải tạo, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Cát Bi: dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 với công suất 5,0 triệu hành khách/năm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư[10] với tổng mức đầu tư 2.405 tỷ đồng, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã phê duyệt dự án đầu tư tháng 8/2023. Tiến độ thực hiện dự kiến khoảng 18 tháng kể từ khi bàn giao mặt bằng thi công. Tuy nhiên, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng của dự án có vướng mắc liên quan đến thủ tục chuyển giao đất quốc phòng và xử lý, sắp xếp tài sản nhà đất. Vì vậy, đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng xử lý dứt điểm đ bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư thực hiện dự án, sớm đưa dự án vào khai thác.

7. Về dự án phát triển thành phố Hải Phòng thích ứng với biến đổi khí hậu sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới: dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất[11], tổng mức đầu tư khoảng 9.900 tỷ đồng. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì thẩm định báo cáo nghiên cứu tin khả thi, dự kiến khởi công dự án năm 2026, hoàn thành năm 2030.

Trên đây là trả lời của Bộ GTVT đối với kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng để trả lời cử tri và rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý của cử tri đối với ngành GTVT./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban T
WMTTQ Việt Nam;
- Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hải Phòng;
- Thứ trư
ng Nguyễn Duy Lâm (để chỉ đạo);
- V
ăn phòng Bộ (để tổng hợp);
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Lưu: VT, KHĐTLONGPV.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Thắng

 

 



[1] Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ

[2] (1) UBND tỉnh Ninh Bình là cơ quan chủ quản đoạn qua tnh Ninh Bình; (2) UBND tỉnh Nam Định là cơ quan chủ quản công trình cầu vượt sông Đáy; (3) UBND tỉnh Thái Bình là CQCTQ đoạn qua tỉnh Nam Định, Thái Bình; (4) UBND thành phố Hải Phòng là CQCTQ đoạn qua TP. Hải Phòng và 09km đoạn qua Thái Bình (đoạn đi trùng với tuyến đường bộ ven biển)

[3] Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND TP. Hải Phòng thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đoạn tuyến tại văn bản số 671/TTg-CN ngày 19/7/2023

[4] Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ

[5] Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021

[6] (1) Tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì dài 205 km (cấp II); (2) Tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình qua cửa Lạch Giang (cấp đặc biệt); (3) Tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình dài 264 km (cấp II); (4) Tuyến cửa sông Chanh vào cảng nhà máy xi măng Hoàng Thạch dài 46,3 km (cấp II); (5) Tuyến cửa sông Lạch Tray từ cửa Lạch Chay đến ngã 3 sông Đào Hạ Lý dài 20 km (cấp II); (6) Tuyến cửa sông Văn Úc đến cu Khuể dài 32 km (cấp đặc biệt); (7) Tuyến Hải Phòng - Vạn Gia - KaLong gồm đoạn từ cảng Hải Phòng qua kênh Cái Tráp đến Vạn Gia đi ven Vịnh Hạ Long dài 199,5 km (cấp đặc biệt).

[7] Tờ trình số 7713/TTr-BGTVT ngày 19/7/2024.

[8] Theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư các bến cảng của Thủ tướng Chính phủ: số 299/QĐ-TTg ngày 04/3/2021; số 299/QĐ-TTg ngày 04/3/2021 và số 186/QĐ-TTg ngày 11/02/2022; số 428/QĐ-TTg ngày 21/4/2023.

[9] Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam (Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ)

[10] Quyết định số 803/QĐ-TTg ngày 08/7/2022

[11] Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 27/01/2023