BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4258-TM/ĐT | Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 1996 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 4258-TM/ĐT NGÀY 18 THÁNG 9 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VIỆC QUẢN LÝ GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH CỦA THÔNG TƯ LIÊN BỘ SỐ 77-TM/TCHQ NGÀY 29-7-1996
Kính gửi: | - Cục hải quan các tỉnh, thành phố |
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng thuộc Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan thực hiện tốt việc quản lý gia công hàng xuất khẩu theo quy định tại Thông tư Liên Bộ số 77/TM -TCHQ ngày 29-7-1996 và Công văn số 3722-TM/ĐT ngày 15-8-1996 của Bộ Thương mại.
Sau khi có sự trao đổi thống nhất giữa lãnh đạo Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan về nội dung quản lý hoạt động gia công hàng xuất khẩu;
Bộ Thương mại có hướng dẫn chi tiết như sau:
I. VỀ PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG (THUỘC CÁC HỢP ĐỒNG QUY ĐỊNH TẠI MỤC 2.1 VĂN BẢN SỐ 3772-TM/ĐT NGÀY 15-8-1996)
1. Bộ Thương mại:
Phê duyệt các phụ lục hợp đồng có nội dung nhập khẩu máy móc thiết bị mới, trị giá từ 100.000 USD trở lên và máy móc thiết bị đã qua sử dụng.
2. Các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực:
Ngoài trách nhiệm xử lý công việc theo quy định tại Văn bản số 3722-TM/ĐT ngày 15-8-1996, các Phòng quản lý xuất nhập khẩu xem xét và phê duyệt các phụ lục hợp đồng có nội dung:
- Thay đổi mặt hàng gia công so với hợp đồng gia công đã được phê duyệt;
- Nhập khẩu máy móc thiết bị mới có trị giá dưới 100.000 USD;
- Giảm đơn giá gia công;
-Gia hạn hiệu lực phụ lục hợp đồng khi phụ lục hợp đồng hết hạn.
3. Hải quan các tỉnh, thành phố:
Xem xét và cho thực hiện các phụ lục hợp đồng (trừ các phụ lục quy định ở điểm 1.2 của văn bản này) như:
- Thay đổi số lượng sản phẩm gia công, định mức nguyên phụ liệu gia công;
- Thay đổi mẫu mã hàng gia công;
- Thay đổi thời hạn giao hàng (trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã được phê duyệt);
- Thay đổi địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán, thị trường xuất nhập khẩu...
v.v...
II. VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN
Trong trường hợp hợp đồng gia công do phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực ở địa phương này phê duyệt hoặc xác nhận đăng ký phụ kiện điều chỉnh giấy phép của Bộ Thương mại gửi, nhưng khi thực hiện, doanh nghiệp lại mở sổ theo dõi và làm thủ tục ở cơ quan hải quan thuộc địa phương khác, thì cơ quan hải quan làm thủ tục xuất nhập khẩu xử lý (kể cả phụ lục điều chỉnh hợp đồng) sau khi có sự chấp thuận của phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực (nơi phê duyệt hợp đồng hoặc đăng ký phụ lục điều chỉnh giấy phép của Bộ Thương mại).
III. VỀ XỬ LÝ NGUYÊN PHỤ LIỆU
Áp dụng theo quy định tại mục 4 Văn bản số 3722-TM/ĐT ngày 15-8-1996 của Bộ Thương mại.
Riêng Hải quan các địa phương được giải quyết các trường hợp sau:
1. Tái xuất nguyên phụ liệu sử dụng không hết của tất cả các hợp đồng gia công sau khi thanh toán.
2. Nhượng bán nguyên phụ liệu sử dụng không hết trị giá dưới 20.000 USD (từ 20.000 USD trở lên do các phòng quản lý xuất nhập khẩu giải quyết).
3. Chuyển nguyên phụ liệu sử dụng không hết từ hợp đồng đã thanh lý sang một hợp đồng khác đã được phê duyệt, nhưng vẫn cùng đối tác ký hợp đồng gia công.
Đề nghị Hải quan các địa phương và các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực phối hợp triển khai thực hiện quy định trên. Trường hợp có vướng mắc báo cáo Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan để được giải quyết kịp thời.
| Mai Văn Dâu (Đã ký) |
- 1 Thông tư liên bộ 77-TM/TCHQ năm 1996 điều chỉnh và bổ sung Nghị định 89/CP về bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá từng chuyến do Bộ Thương Mại - Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 2 Quyết định 669/2000/QĐ-BTM công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành