BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1236/LĐTBXH-VL | Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 1993 |
Kính gửi: | Đồng chí Chủ tịch Bộ Tỉnh, Thành phố |
Tại Thông tư số 03/TT-LB ngày 18-3-1993 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Uỷ Ban Kế hoạch Nhà nước về thực hiện chương trình viện trợ nhân đạo của Chính phủ Cộng hoà Liên bang Séc và Slovakia (cũ) để hỗ trợ tạo việc làm và dạy nghề cho lao động Việt Nam về trước hạn quy định dành 20% trong khoản viện trợ nhân đạo này để thực hiện chương trình dạy nghề cho người lao động Việt Nam từ Cộng hoà Liên bang Séc và Slovakia (cũ) về nước trước hạn và đúng hạn nhưng chưa có việc làm.
Đề nghị Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, xây dựng dự án dạy nghề cho đối tượng nói trên theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (kèm theo Công văn này) trình Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố xét duyệt và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trung tâm Quốc gia xúc tiến việc làm). Việc đầu tư trợ giúp cho dạy nghề với hai hình thức chủ yếu là:
- Dự án dạy nghề dành cho những cơ sở dạy nghề (kể cả Trung ương và địa phương) có khả năng tổ chức các lớp dạy nghề cho đối tượng nêu trên. Trong dự án nguồn kinh phí trợ giúp chủ yếu để chi phí cho học nghề miễn phí một lần của học sinh theo từng ngành, nghề được đào tạo và thời gian học nghề khác nhau trên địa bàn, bao gồm: Tiền bồi dưỡng giáo viên, chi phí quản lý, chi phí vật tư tiêu hao cho thực hành, chi phí một phần khấu hao thiết bị...
- Dự án trợ giúp bổ sung trang thiết bị dạy nghề dành cho những cơ sở dạy nghề (kể cả của Trung ương và địa phương) có đủ các điều kiện sau:
+ Có số lượng cần thiết học viên là người lao động từ Cộng hoà Liên bang Séc và Slovakia (cũ) về đến đăng ký học nghề, cơ sở dạy nghề tổ chức liên tục, nhiều lớp cho học viên ít nhất từ một năm trở lên.
+ Có đề án được uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố xác nhận và đã được thẩm định của các ngành chức năng địa phương.
Trên cơ sở đó Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố đề nghị bằng văn bản với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thẩm định và cấp kinh phí cho các dự án để thực hiện.
Viện trợ giúp bổ sung trang thiết bị và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động từ Cộng hoà Liên bang Séc và Slovakia (cũ) trở về là khoản tiền đầu tư không hoàn lại; vì vậy Bộ đề nghị Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố chỉ đạo dự án Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai chặt chẽ và có hiệu quả. Trước mắt trong quý 2/1993 chọn một vài dự án để triển khai rút kinh nghiệm để triển khai rộng vào sáu tháng cuối năm và các năm sau.
| Nguyễn Thị Hằng (Đã ký) |
DỰ ÁN DẠY NGHỀ | BIỂU SỐ 1 |
A. TRANG BÌA
1. Tên dự án:
2. Đơn vị thực hiện:
3. Địa điểm: Điện thoại:
4. Tổng số người được thụ hưởng dự án:
5. Tổng kinh phí để thực hiện dự án:
6. Nghề đào tạo:
7. Tài khoản giao dịch tại kho bạc:
B. NỘI DUNG DỰ ÁN
I. MÔ TẢ TỔNG QUÁT DỰ ÁN
1. Đặc điểm, tình hình
2. Các mục tiêu chính của dự án
3. Các vấn đề sẽ được giải quyết
II. HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
- Nội dung, chương trình giảng dạy, ngành, nghề
- Yêu cầu chất lượng đào tạo
- Thời gian cho một khoá học
- Đội ngũ giáo viên và quản lý lớp
- Thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để phục vụ cho hoạt động dạy nghề
- Thời gian thực hiện và kết thúc dự án
- Tổ chức đánh giá chất lượng theo các cam kết trong dự án.
III. DỰ TRÙ VỀ TÀI CHÍNH CHO THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Tiền bồi dưỡng giáo viên và chi phí quản lý
- Văn phòng phẩm và tài liệu học tập cho học viên
- Khấu hao thiết bị
- Vật tư tiêu hao cho thực hành...
- Mức chi phí bình quân cho một học viên có so sánh tương quan mức đóng góp học phí theo từng ngành nghề trên địa bàn.
IV. CÁC CAM KẾT CỦA DỰ ÁN
- Cam kết thực hiện đúng mục tiêu đối tượng.
- Cam kết về thời gian và chất lượng dạy nghề.
- Cam kết về sử dụng nguồn kinh phí được tài trợ đúng mục đích, nội dung trong đề án.
Ý kiến phê duyệt của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ngày... tháng... năm 199... |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ (BỘ, NGÀNH):................... | BIỂU SỐ 2 |
DANH SÁCH HỌC VIÊN HỌC NGHỀ
(Kèm theo dự án)
|
|
|
|
| Địa chỉ nơi làm việc ở nước ngoài và nghề làm việc ở nước ngoài | Ngày tháng năm đi làm việc ở nước ngoài | Ngày tháng năm trở về nước | Số QĐ của ban quản lý lao động nước ngoài chuyển lao động về nước | Số QĐ của cục HTQT về LĐ chuyển trả về đ/p đơn vị |
| Nguyện vọng chuyển nghề mới |
|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Kèm theo danh sách này phải có các hồ sơ cá nhân sau:
1. Đơn xin học nghề
2. Phôtô công chứng
+ Quyết định chuyển trả về đơn vị cũ, về địa phương của Cục hợp tác Quốc tế về lao động.
+ Quyết định điều chuyển lao động về nước của ban quản lý lao động.
+ Phiếu nhân sự
+ Phiếu thu hồi hộ chiếu.
Xét duyệt danh sách và xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ngày... tháng... năm 199... |
BIỂU SỐ 3
Theo CV 1236/LĐTBXH-VL ngày 29/4/1993 Đề án trợ giúp bổ sung trang thiết bị dạy nghề
I. THỦ TỤC CẦN CÓ
- Đề án xin trợ giúp bổ sung trang thiết bị dạy nghề.
- Công văn đề nghị của uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố (hoặc thủ trưởng quan Trung ương của các đoàn thể)
- Danh sách học viên đăng ký (theo biểu số 2)
II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1. Mô tả tổng quát đề án:
- Nêu đặc điểm, tình hình và sự cần thiết phải trợ giúp bổ sung trang thiết bị.
- Các mục tiêu chính của đề án.
- Các vấn đề sẽ được giải quyết trong đề án.
2. Tổ chức và hoạt động:
- Phân tích nhu cầu và sự định tổ chức các lớp dạy nghề:
+ Tổng số lớp
+ Số nghề được đào tạo
+ Chương trình giảng dạy
+ Thời gian 1 khoá học
+ Yêu cầu chất lượng đào tạo
+ Kiểm tra sát hạch tay nghề sau khi kết thúc khoá đào tạo.
- Các nguồn lực đã có:
+ Giáo viên
+ Đội ngũ quản lý
+ Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập.
3. Nhu cầu bổ sung trang thiết bị:
- Loại thiết bị: Đơn giá:
- Số lượng: - Tổng thành tiền:
4. Các cam kết trong đề án:
|
| Ngày... tháng... năm... | |
Ý kiến của uỷ ban KHNN | Ý kiến của Sở Tài chính | Ý kiến phê duyệt Sở LĐ-TB và XH | Thủ trưởng Đơn vị |