Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 168/BXD-VKT

Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 1991

 

CÔNG VĂN

CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 168/BXD-VKT NGÀY 12 THÁNG 3 NĂM 1991 HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN

Kính gửi:

 

- Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thnàh phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.

Ngày 4-7-1990 Bộ Xây dưng đã ban hành Thông tư số 167BXD/VKT hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản. Trong quá trình thực hiện, từ cuối năm 1990 đến nay giá cả tăng nhanh và một số chính sách, chế độ được sửa đổi, bổ sung.

Để xác định đúng chi phí xây dựng theo các quy định hiện hành của Nhà nước; Bộ xây dựng hướng dẫn bổ sung Thông tư số 167 BXD/VKT ngày 4-7-1990 về lập dự toán công trình xây dựng cơ bản như sau:

1. Bổ sung vào chi phí nhân công trong dự toán Khoản trượt giá sinh hoạt tính bằng 50% tiền lương cơ bản quy định tại Thông tư liên Bộ số 16-TTLB ngày 5-11-1990 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 317/CT ngày 1-9-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chấn chỉnh quản lý tiền lương, tiền thưởng trong các đơn vị kinh tế quốc doanh.

Cách đưa Khoản bổ sung này vào dự toán theo hướng dẫn trong phụ lục kèm theo.

2. Điều chỉnh định mức chi phí chung đối với một số loại công trình xây dựng và áp dụng từ ngày 01-01-1991:

- Công trình xây dựng bằng kết cấu thép giảm từ 8,5% xuống 7%

- Công trình cầu lớn (sử dụng dầm thép hoặc dầm bê tông đúc sẵn) giảm từ 8,5% xuống 6%.

- Công tác đào, đắp đất thủ công công trình thuỷ lợi từ 23% lên 30%

- Công tác lắp máy (lắp đặt máy công nghệ) từ 10% lên 13,5%

- Đối với công trình đường dây tải điện: Bao gồm tất cả các loại điện áp từ 0,4KV trở lên đều áp dụng định mức chi phí chung là 5% không vận dụng định mức lắp đặt máy điện ống trong nhà là 10%.

- Đối với một số loại công trình khác có sử dụng các loại bán thành phẩm có giá trị lớn (như dầm, tấm cọc, cột...) thì Bộ chủ quản cần thống nhất với Bộ Xây dựng để hướng dẫn cụ thể cách tính chi phí chung của những loại công trình này để cho phù hợp với từng loại.

3. Đối với Khoản lợi nhuận định mức:

Do đặc thù của sản phẩm xây dựng, nên trong dự toán xây lắp các công trình xây dựng vẫn có Khoản chi phí này và các tổ chức xây dựng được sử dụng để làm nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định hiện hành.

4. Đối với Khoản lãi vay ngân hàng và chi phí lán trại thực hiện theo quy định của Thông tư Liên Bộ Xây dựng - Uỷ ban Kế hoạch nhà nước - Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản 385-HĐBT.

- Bộ Xây dựng đề nghị các ngành, các địa phương hướng dẫn kịp thời các đơn vị trực thuộc Điều chỉnh dự toán xây lắp theo hướng dẫn trên.

Những văn bản hướng dẫn của các ngành, địa phương trái với quy định trong văn bản này đều không có hiệu lực.

Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn vướng mắc đề nghị các ngành, các địa phương và các đơn vị cơ sở phản ánh về Bộ Xây dựng để nghiên cứu giải quyết.

PHỤ LỤC

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY LẮP CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(kèm theo văn bản số 168 BXD/VKT ngày 12 tháng 3 năm 1991
của Bộ xây dựng)

TT

Khoản Mục chi phí

Các tính toán

Kết quả và ký hiệu

1

2

3

4

5

Chi phí vật liệu

Chi phí nhân công

Chi phí máy thi công

Cộng chi phí trực tiếp

Chi phí chung

Thuế, lãi

Cộng giá trị dự toán xây lắp

Qj x Djvl + CLvl

P+ 0,5

Qj x Djnc (1 + )

2,18

Qj x DM

VL + NC + M

T x K

(T + C) x m

T + C + L

VL

NC

M

T

C

L

G

Ghi chú:

1. Qj: là khối lượng công tác xây lắp loại j;

2. DjVL; DjNC; DjM: là chí phí vật liệu, chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của công tác xây lắp loại j, DjNC là chi phí nhân công.

3. P: là tổng các Khoản phụ cấp chưa tính trong đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của địa phương.

Trường hợp các Bộ đơn giá xây dựng cơ bản các công trình trọng Điểm có hệ số chi phí tiền lương trong đơn giá khác với quy định chung (khác với hệ số 2,18 lần) thì Khoản bổ sung trượt giá sinh hoạt tính bằng:

0,5 x NC

 

 

 

Hệ số nhân công trong đơn giá công trình

Trong đó: NC là chi phí nhân công trong đơn giá của công trình.

4. Trong chi phí máy thi công cũng được bổ sung Khoản trượt giá sinh hoạt vào tiền lương thợ Điều khiển máy và đưa vào dự toán.

5. K: là tỷ lệ chi phí chung trong dự toán.

6. m: là mức thuế, lãi.

 

Khúc Văn Thành

(Đã ký)