Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIỂU BAN SOẠN THẢO SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: Không số

Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 1996

 

CÔNG VĂN

CỦA TIỂU BAN SOẠN THẢO SỬA ĐỔI BỔ SUNG LUẬT ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH PHỦ NGÀY 11 THÁNG 9 NĂM 1996 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN SƠ KẾT 3 NĂM THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI

Kính gửi:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

 

Thực hiện Quyết định số 601/TTg ngày 29-8-1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tiểu ban soạn thảo sửa đổi, bổ sung Luật đất đai, tiểu ban soạn thảo sửa đổi, bổ sung Luật đất đai hướng dẫn các ngành, các địa phương sơ kết 3 năm thi hành Luật đất đai như sau:

A - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC SƠ KẾT 3 NĂM THI HÀNH LUÂT ĐẤT ĐAI

1- Kiểm điểm đánh giá đúng thực trạng tình hình thi hành Luật đất đai 3 năm qua, phân tích những mặt đã làm được và chưa làm được, đánh giá những kết quả, yếu kém trong việc tổ chức thi hành Luật đất đai, nếu ra được nguyên nhân của những tồn tại từ bản thân nội dung của Luật đất đai hoặc từ việc tổ chức thực hiện chưa tốt tạo ra để trên cơ sở đó đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Luật đất đai cho sát với thực tiễn.

2- Thống nhất và nâng cao nhận thức về chính sách và pháp luật về đất đai.

3- Xây dựng tổ chức và biện pháp triển khai thi hành Luật đất đai mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

B - NỘI DUNG SƠ KẾT 3 NĂM THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI

1- Về tổng quát: cần bám sát các nội dung của Luật đất đai để sơ kết, chú ý cả hai lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.

a) Việc tổ chức quản lý của Nhà nước: kiểm điểm đánh giá việc thực hiện 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đã làm được đến đâu, nguyên nhân (các cấp? các ngành?) còn tồn tại vấn đề gì? (nội dung cần quản lý). Từng cấp, từng ngành cần đi sâu vào những vấn đề thuộc trách nhiệm của mình để kiểm điểm cho sát hợp.

C - PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH SƠ KẾT

1- Ở Trung ương:

a) Tổ chức sơ kết theo Bộ, ngành mà trọng tâm là: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp), Bộ xây dựng (đất đô thị). Bộ quốc phòng, Nội vụ (đất quốc phòng, an ninh), Bộ tài chính (đền bù đất, tiền sử dụng đất), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (vấn đề quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đất cho thuê để liên doanh, đất cho thuê trong các dự án 100% vốn của nước ngoài), Ngân hàng Nhà nước (thế chấp giá trị quyền sử dụng đất), Thanh tra Nhà nước (xử lý vi phạm pháp luật đất đai, giải quyết khiếu nại, và tranh chấp đất đai), Tổng cục địa chính (tổ chức quản lý Nhà nước về đất đai).

Từng ngành phải xây dựng báo cáo thuộc lĩnh vực mình báo cáo Chính phủ đồng gửi Tổng cục địa chính để theo dõi, tổng hợp.

b) Tổng cục địa chính giúp Chính phủ theo dõi sơ kết của các ngành và địa phương để tổng hợp thành báo cáo chung theo đúng mục đích, yêu cầu đã nêu, đồng thời tổ chức lấy ý kiến của các ngành, các cấp về những vấn đề then chốt cần sửa đổi, bổ sung Luật đất đai để thông qua tiểu ban báo cáo với Chính phủ.

2- Ở cấp tỉnh:

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức tổng kết toàn diện việc thi hành Luật đất đai tại địa phương mình với sự tham gia của các Sở: Địa chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Thanh tra ... theo đề cương hướng dẫn sơ kết 3 năm thi hành Luật đất đai của Tiểu ban soạn thảo sửa đổi, bổ sung Luật đất đai của Chính phủ và báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ. Chú ý cả yêu cầu chung và đặc điểm riêng của địa phương mình trong việc thi hành Luật đất đai, nhất là các Nghị định của Chính phủ như Nghị định 64/CP, 02/CP, 60/CP, 88/CP...

D - THỜI GIAN TIẾN HÀNH:

Để thực hiện Quyết định 601/TTg ngày 29-8-1996 của Thủ tướng Chính phủ, Tiểu ban yêu cầu các ngành và địa phương thực hiện đúng tiến độ sau đây:

1. 9-10-1996: sơ kết ở ngành, ở tỉnh và báo cáo Chính phủ (qua

Tổng cục địa chính).

2. 11/1996: Hoàn thành báo cáo sơ kết ở TW.

Luật đất đai ban hành đến nay đã được 3 năm. Trong quá trình thi hành Luật đất đai, đặc biệt là sự vận động của thực tiễn cuộc sống đang đặt ra những vấn đề mới và rất cơ bản trong quan hệ đất đai. Do đó việc đánh giá đúng đắn kết quả thực hiện Luật đất đai 3 năm qua, trên cơ sở đó tiếp tục đổi mới về nhận thức, đổi mới và sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật đất đai làm cơ sở cho bước phát triển về kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trở nên rất cấp bách. Tiểu ban soạn thảo sửa đổi, bổ sung Luật đất đai của Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành tổ chức thực hiện tốt việc sơ kết 3 năm thi hành Luật đất đai đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu và thời gian quy định.

 

Nguyễn Công Tạn

(Đã ký)