TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 555/NCPL | Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 1986 |
CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 555/NCPL NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 1986 HƯỚNG DẪN THỦ TỤC XÉT XỬ MỘT SỐ VIỆC TRANH CHẤP TRONG LAO ĐỘNG
Thi hành Quyết định số 10/HĐBT ngày 14-1-1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển sang Toà án nhân dân xét xử một số tranh chấp trong lao động, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động và Tổng cục dạy nghề đã ra Thông tư Liên ngành số 02/TTLN ngày 2-10-1985 hướng dẫn thi hành Quyết định nói trên.
Hiện nay, một số địa phương đã thụ lý một số việc tranh chấp trong lao động nhưng qua thực tế Toà án nhân dân tối cao thấy cần giải thích một số vấn đề sau đây:
1. Toà án nhân dân chỉ xét những khiếu nại của công nhân, viên chức bị thi hành kỷ luật buộc thôi việc. Do đó, đối với những khiếu nại của công nhân, viên chức về "cho thôi việc" vì không đủ tiêu chuẩn chính trị đối với công tác, vì vi phạm chính sách sinh đẻ có kế hoạch, vì giảm nhẹ biên chế hoặc vì có khuyết điểm mà cơ quan cho thôi việc... không thi hành kỷ luật hoặc buộc thôi việc thì Toà án nhân dân không thụ lý. Những việc này vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan thì Toà án giải thích, hướng dẫn cho họ gửi đơn đến yêu cầu các cơ quan quản lý có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Thông tư số 06/LĐ-TT ngày 5-6-1973 của Bộ Lao động.
2. Trong điểm 5 phần IV của Thông tư liên ngành số 02/TTLN có nói là: đối với những khiếu nại vì bị buộc thôi việc mà một bên là cơ quan xí nghiệp Nhà nước thì không phải hoà giải, vì thủ trưởng cơ quan, giám đốc xí nghiệp là người được Nhà nước giao cho quyền hành kỷ luật đối với công nhân viên chức có khuyết điểm nghiêm trọng, chứ không thể xuê xoa nhân nhượng đối với những trường hợp đó. Tuy nhiên về phương pháp làm trong trường hợp thủ trưởng cơ quan hoặc giám đốc xí nghiệp thi hành kỷ luật không đúng thì Toà án cũng cần giải thích cho thủ trưởng cơ quan hoặc giám đốc xí nghiệp rõ, vì kinh nghiệm cho thấy rằng nếu họ tự nguyện nhận lại người đã bị buộc thôi việc không đúng, thì việc giải quyết việc tranh chấp nhanh chóng, nhất là tránh được việc phải thi hành án thường là một công việc rất khó khăn, phức tạp.
3. Mặc dầu thủ trưởng cơ quan hoặc giám đốc xí nghiệp tham gia tố tụng với tư cách một bên là đương sự nhưng Toà án nhân dân không nên dùng các giấy triệu tập thông thường để triệu tập họ đến Toà án, mà nên dùng hình thức giấy mời để tránh những trường hợp những người này cho rằng họ không được Toà án tôn trọng về mặt chức vụ, do đó có phản ứng và làm cho việc tiến hành tố tụng sẽ khó khăn.
| Trịnh Hồng Dương (Đã ký) |
- 1 Công văn 378/LĐTBXH-LĐTL năm 2015 thực hiện pháp luật lao động, phòng ngừa tranh chấp lao động và đình công do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Thông tư liên ngành 02-TT/LN năm 1985 về thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân về một số tranh chấp trong lao động do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân sân tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Lao động - Tổng cục dạy nghề ban hành
- 3 Quyết định 10-HĐBT năm 1985 về việc chuyển Toà án nhân dân xét xử những việc tranh chấp trong lao động do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4 Thông tư 06-LĐ/TT-1973 về việc phân cấp trách nhiệm trong việc xét và giải quyết các vụ khiếu tố thuộc chính sách, chế độ lao động tiền lương của Nhà nước do Bộ Lao động ban hành
- 1 Thông tư liên ngành 02-TT/LN năm 1985 về thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân về một số tranh chấp trong lao động do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân sân tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Lao động - Tổng cục dạy nghề ban hành
- 2 Hướng dẫn số 674-TLĐ về việc các cấp công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp lao động số 674/TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 3 Công văn 378/LĐTBXH-LĐTL năm 2015 thực hiện pháp luật lao động, phòng ngừa tranh chấp lao động và đình công do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành