Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2610/TCHQ-KTTT

Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 1996

 

CÔNG VĂN

TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 2610/TCHQ-GSQL NGÀY 14 THÁNG 8 NĂM 1996 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THUẾ ƯU ĐÃI VỚI HÀNG EU

Kính gửi: - Cục Hải quan các tỉnh, thành phố,

 

Ngày 9-7-1996, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 33 TC/TCT hướng dẫn thi hành Nghị định số 18/CP ngày 4-4-1996 của Chính phủ về ban hành Danh mục hàng hoá thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện chương trình giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước Cộng đồng châu Âu (EU) cho các năm 1996-1997. Để việc thực hiện được thống nhất trong cả nước, Tổng cục Hải quan hướng dẫn chi tiết như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ XÉTGIẢM THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU TỪ CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU (EU):

1- Các hàng hoá nhập khẩu từ các nước EU nếu đáp ứng các điều kiện sau đây sẽ được giảm thuế nhập khẩu:

a) Là mặt hàng có trong Danh mục hàng hoá ban hành kèm theo Nghị định số 18/CP ngày 4/4/1996 của Chính phủ.

b) Bảo đảm tiêu chuẩn về hàm lượng xuất xứ theo quy định chung của Hiệp định hàng dệt - may mặc của các nước EU và có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) mẫu A do cơ quan có thẩm quyền của các nước thuộc EU cấp, xác nhận hàng hoá có xuất xứ từ các nước EU.

2- Danh sách các nước thành viên EU:

1. Cộng hoà Áo (Austria).

2- Vương quốc Bỉ (Belgium).

3- Vương quốc Đan Mạch (Denmark).

4- Cộng hoà Phần Lan (Finland).

5- Cộng hoà Pháp (France).

6- Cộng hoà Liên bang Đức (Germany).

7- Cộng hoà Hy Lạp (Greece).

8- Cộng hoà Ai Len (Ireland).

9- Cộng hoà Italia (Italy).

10- Đại công quốc Luc-xăm-bua (Luxembourg).

11- Vương quốc Hà Lan (Neitherland).

12- Cộng hoà Bồ Đào Nha (Portugal).

13- Vương quốc Tây Ban Nha (Spain).

14- Vương quốc Thuy Điển (Sweeden).

15- Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai Len. (United Kingdom).

II- GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỬ (CERTIFICATE OF ORIGIN) VÀ KIỂM TRA GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ:

1- Về giấy chứng nhận xuất xứ (dưới đây gọi tắt là C/O).

a) Đối với hàng hoá nhập khẩu xin được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo Nghị định số 18/CP ngày 4-4-1996 của Chính phủ thì trong bộ chứng từ nộp cho Hải quan phải có giấy C/O mẫu A (Form A) do cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước xuất khẩu cấp.

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O mẫu A của từng nước EU là:

- Tại Áo (Autria):

+ Phòng thương mại và công nghiệp.

+ Các cơ quan khác được uỷ quyền cấp, là:

* Các cơ quan Hải quan (ở những nơi cần).

- Tại Bỉ (Belgium):

+ Phòng thương mại và công nghiệp.

+ Các cơ quan khác được uỷ quyền cấp, là:

* Bộ quan hệ kinh tế riêng đối với các sản phẩm nông nghiệp thì Bộ Nông nghiệp uỷ quyền cho Phòng thương mại.

* Các Hiệp hội nghề nghiệp hoạt động theo phạm vi uỷ quyền.

* Các cơ quan Nhà nước về nông nghiệp và làm vườn, cơ quan Nhà nước về sữa và sản phẩm sữa.

* DIENST VOOR DE ZEEVISSERIJ

- Tại Đan Mạch (Denmark):

+ Phòng thương mại và công nghiệp.

+ Các cơ quan khác được uỷ quyền câp, là:

* Các cơ quan Hải quan (ở những nơi cần).

* Hội đồng thủ công nghiệp.

* Công nghiệp Đan Mạch.

* Hội đồng Nông nghiệp.

* Hội đồng các Liên hiệp thương mại.

- Tại Phần Lan (Finland):

+ Phòng thương mại và công nghiệp.

+ Các cơ quan khác được uỷ quyền câp, là:

* Các cơ quan Hải quan (ở những nơi cần).

- Tại Pháp (France):

+ Phòng thương mại và công nghiệp.

+ Các cơ quan khác được uỷ quyền câp, là:

* Một số cơ quan chuyên trách cấp Bộ nhất định.

- Tại Đức (Germany):

+ Phòng thương mại và công nghiệp.

+ Các cơ quan khác được uỷ quyền câp, là:

* Các cơ quan Hải quan (ở những nơi cần).

* Phòng thương mại (thủ công).

* Phòng Nông nghiệp.

* BUNDESAMT FUR WIRSCHAFR (đối với phim ảnh).

- Tại Hy Lạp (Greece):

+ Phòng thương mại và công nghiệp.

- Tại Ai-rơ-len (Ireland):

+ Phòng thương mại và công nghiệp.

- Tại Ý (Italy):

+ Phòng thương mại và công nghiệp.

+ Các cơ quan khác được uỷ quyền câp, là:

* Các cơ quan Hải quan (ở những nơi cần).

* Thanh tra cảnh sát đô thị SAN MRINO đối với các sản phẩm có xuất xử ở SAN MARINO.

- Tại Lúc-xăm-bua (Luxembourg):

Phòng thương mại Lúc-xăm-bua và các vụ hữu quan của Bộ Nông nghiệp, trồng nho và phát triển nông thôn.

- Tại Hà Lan (Neitherland):

+ Phòng thương mại và công nghiệp.

+ Các cơ quan khác được uỷ quyền cấp, là:

STICHING NEDERLANSE ALGEMENE KEURINGSDIENT

- Tại Bồ Đào Nha (Portugal):

+ Phòng thương mại và công nghiệp.

- Tại Tây Ban Nha (Spain):

+ Phòng thương mại và công nghiệp.

- Tại Thuỵ Điển (Sweeden):

+ Phòng thương mại và công nghiệp.

- Tại Anh (United Kingdom):

+ Phòng thương mại và công nghiệp.

Trường hợp nếu giấy C/O mẫu A không phải do các cơ quan đã nêu tại Thông tư của Bộ Tài chính thì C/O đó không được coi là hợp lệ.

c) Mẫu giấy C/O: Theo khuôn khổ và mẫu kèm theo Thông tư số 33 TC/TCT nêu trên của Bộ Tài chính.

- Giấy C/O gốc được dùng là giấy mầu trắng không chứa bột kim loại, khổ 210 x 297mm và nặng tối thiểu 25gram/m2 được phết hồ ở mép.

- Giấy C/O gồm có:

+ Bản C/O gốc (bản số 1) có đương đảm bảo (đường chéo) in đậm bằng mực đặc biệt. Trên bản này phải được in chữ "ORIGINAL"

+ Bản copy bằng giấy màu vàng không có đường đảm bảo trên cóghi chữ "COPIE".

2- Về việc kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ.

a) Trường hợp chủ hàng nộp giấy C/O mẫu A nhưng nếu cơ quan Hải quan có sự nghi ngờ về tính trung thực và chính xác của giấy C/O thì cơ quan Hải quan kiểm tra lại giấy C/O.

* Nếu phát hiện giả mạo C/O thì đình chỉ việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi quy định tại danh mục kèm theo Nghị định số 18/CP ngày 4-4-1996 của Chính phủ và áp dụng mức thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu hiện hành.

* Trường hợp chưa có đủ cơ sở xem xét tính trung thực của C/O thì yêu cầu tổ chức và cá nhân nhập khẩu cung cấp thêm tài liệu để chứng minh hàng hoá thực sự có xuất xứ từ EU. Trong khi chờ kết quả thẩm tra lại, vẫn tiếp tục thực hiện các thủ tục để giải phóng hàng nếu không phải là hàng cấm hay hạn chế nhập khẩu...

b) Trường hợp tổ chức và cá nhân nếu đã cung cấp đủ tài liệu chứng minh hàng hoá đó thực sự có xuất xứ từ EU thì phần chênh lệch giữa thuế nhập khẩu đã nộp theo thuế suất thông thường và thuế nhập khẩu tính theo thuế suất ưu đãi tại Nghị định số 18/CP ngày 4-4-1996 sẽ được hoàn lại cho tổ chức và cá nhân nhập khẩu bằng cách thoái lại tiền thuế đã nộp thừa hay được trừ vào sổ thuế phải nộp kỳ sau.

3- Các nguyên tắc để hàng hoá được công nhận là có xuất xứ từ các nước EU là hàng hoá phải đáp ứng được 1 trong các điều kiện sau:

a) Hàng hoá được sản xuất toàn bộ hay được khai thác tại nước xuất khẩu là một nước thành viên EU (hàng hoá có xuất xứ toàn bộ).

Tiêu chuẩn "có xuất xứ toàn bộ" được hiểu một cách chặt chẽ tuyệt đối. Một phần rất nhỏ nguyên liệu, phần hay các chi tiết nhập khẩu hay không rõ nguồn gốc được sử dụng sẽ làm cho sản phẩm tương ứng thu được mất tính "có xuất xứ toàn bộ". Tuy vậy, những thành phầm thu được vẫn có thể đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi về thuế (GSP) theo các quy định khác nhau về sản phẩm làm từ nguyên liệu nhập khẩu theo tiêu chuẩn gia công chế biến hay phầm trăm quy định dưới đây.

b) Hàng hoá không được sản xuất hay khai thác tại nước xuất khẩu là một thành viên EU nhưng thoả mãn một trong các điều kiện sau thì vẫn được coi là hàng có xuất xứ từ các nước EU:

* Tiêu chuẩn gia công chế biến:

Các sản phẩm được sản xuất tại một nước thành viên EU được hưởng toàn bộ hay một phần từ nguyên liệu phụ, bộ phận hay thành phần, kể cả nguyên phụ liệu không xác định được nguồn gốc, được coi là có xuất xứ từ nước đó nếu như các nguyên phụ liệu, bộ phận hay thành phần đó đã trải qua quá trình gia công chế biến đầy đủ. Quá trình chế biến được coi là đầy đủ nếu nó làm thay đổi tính chất đặc trưng hay đặc tính của nguyên phụ liệu sử dụng ở mức độ đáng kể.

Theo quy định của tiêu chuẩn này các nguyên phụ liệu bộ phận hay thành phẩm nhập khẩu được coi là trải qua quá trình gia công chế biến đầy đủ khi sản phẩm thu được nằm trong hạng mục thuế quan HS bốn số khác với hạng mục thuế quan của các nguyên phụ liệu bộ phận hay thành phẩm nhập khẩu ban đầu.

Đối với sản phẩm dệt - may mặc phải trải qua ít nhất 2 giai đoạn công nghệ sản xuất chế biến.

* Tiêu chuẩn phần trăm:

Các sản phẩm đã thoả mãn điều kiện xuất xứ được sử dụng như là đầu vào của nước thành viên hoàn tất việc chế biến sản phẩm cuối cùng nếu như tổng hàm lượng EU của sản phẩm cuối cùng không nhỏ hơn 50% (năm mươi phần trăm) trên giá FOB sản phẩm).

III- KIỂM TRA HÀNH TRÌNH VẬN CHUYỂN SẢN PHẨM

Hàng hoá nhập khẩu từ EU chỉ được xét hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo Nghị định số 18/CP khi hàng hoá được gửi thẳng từ một nước EU tới Việt Nam theo các trường hợp sau:

1- Hàng được vận chuyển từ một nước EU thẳng đến Việt Nam không phải qua bất kỳ một quốc gia nào.

2- Trong quá trình vận chuyển đến Việt Nam hàng hoá được quá cảnh một số nước thành viên nhưng tất cả các quốc gia đó đều là thành viên EU.

3- Hàng hoá được vận chuyển, quá cảnh một hay nhiều quốc gia hay vùng lãnh thổ không phải là thành viên EU, có hoặc không phải chuyển tải hoặc lưu kho tạm thời tại các quốc gia hay vùng lãnh thổ đó thì cũng vẫn được coi là gửi thẳng từ EU qua Việt Nam nếu tổ chức và cá nhân nhập khẩu chứng minh được rằng:

a) Việc quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc vì yêu cầu vận chuyển.

b) Hàng hoá này không được tiêu thụ tại các quốc gia và vùng lãnh thổ không phải là thành viên EU; và

c) Hàng hoá này không phải trải qua bất cứ một tác nghiệp nào khác ngoại trừ việc dỡ hàng và xếp hàng hoặc các tác nghiệp nhất định khác nhằm bảo vệ hàng.

4- Trong các trường hợp 2 và 3 thì cơ quan Hải quan yêu cầu chủ hàng (người nhập khẩu) phải khai báo rõ ràng hành trình vận chuyển, lưu kho, chuyển tải... vào tờ khai Hải quan và xuất trình các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của cơ quan Hải quan. Các đơn vị phải kịp thời báo cáo Tổng cục các hiện tượng gian lận thương mại trong chuyển tải để được hưởng ưu đãi thuế quan để Tổng cục bàn với các ngành chức năng xử lý.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Tổng cục Hải quan để hướng dẫn kịp thời.

 

Bùi Duy Bảo

(Đã ký)