BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 126/BXD-KSTK | Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2007 |
Kính gửi: Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam
Bộ Xây dựng nhận công văn số 529/CV-VIWASE-KSXD ngày 15/11/2007 của Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam hỏi về việc bố trí các Điểm thăm dò trong khảo sát địa kỹ thuật phục vụ bước thiết kế kỹ thuật công trình kênh, cống thoát nước thải thuộc Dự án Thoát nước nhằm cải tạo môi trường thành phố Hà Nội-Dự án II. Sau khi xem xét, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
Theo hướng dẫn tại tiết b Khoản 2.3.3 Thông tư số 06/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng về khảo sát Địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa Điểm và thiết kế xây dựng công trình: “đối với các công trình xây dựng theo tuyến các Điểm thăm dò được bố trí dọc theo tim tuyến và trên mặt cắt ngang với mật độ dày hơn bước khảo sát trước…” và theo Quy định tại Điều 7 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng: trước khi thực hiện công việc khảo sát, nhà thầu khảo sát phải lập phương án kỹ thuật khảo sát trên cơ sở nhiệm vụ khảo sát do chủ đầu tư giao và tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát để chủ đầu tư phê duyệt.
Khi lập phương án kỹ thuật khảo sát đối với các công trình xây dựng theo tuyến, nhà thầu khảo sát có thể áp dụng những tiêu chuẩn hiện hành như: 14 TCN 115-2000 về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thuỷ lợi; 22 TCN263-2000 về khảo sát thiết kế đường ô tô, trong đó quy định khi khảo sát cho bước thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình, Khoảng cách giữa các Điểm thăm dò (hố khoan, xuyên, cắt …) dao động từ 150-500m tuỳ theo mức độ phức tạp của Điều kiện địa hình, địa chất công trình. Việc bố trí các Điểm thăm dò dọc theo tim tuyến nhưng không nhất thiết phải nằm trên tim tuyến, khi chỉnh lý kết quả khảo sát, nhà thầu khảo sát có thể nội suy số liệu giữa các Điểm thăm dò.
Trong trường hợp khảo sát địa kỹ thuật phục vụ bước thiết kế kỹ thuật công trình kênh, cống thoát nước nhỏ như đã nêu trong công văn (rộng 3-6m), nhà thầu khảo sát căn cứ vào mức độ phức tạp của Điều kiện địa chất công trình, Điều kiện địa hình tại khu vực khảo sát để bố trí các Điểm thăm dò sao cho có thể phản ánh được Điều kiện địa chất công trình chung của toàn tuyến. Có thể bố trí các Điểm thăm dò ngoài hai bên mép cống với Khoảng cách thích hợp để có thể lập được mặt cắt địa chất dọc tuyến.
Tuy nhiên, cần lưu ý nếu phát hiện Điều kiện địa chất công trình quá phức tạp, nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát có thể kiến nghị chủ đầu tư cho thực hiện khảo sát bổ sung ngay trong bước khảo sát này hoặc trong bước khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công.
Căn cứ vào ý kiến trên, đề nghị Quý Công ty nghiên cứu, quyết định áp dụng./.
Nơi nhận : | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 109/BXD-KHCN năm 2015 về tiêu chuẩn áp dụng khoan khảo sát địa chất công trình dự án Hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hoà Lạc – Xuân Mai - Miếu Môn – Hà Nội – Hà Đông, giai đoạn II do Bộ Xây dựng ban hành
- 2 Thông tư 06/2006/TT-BXD hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 3 Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng