BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2004 |
Kính gửi:
| - Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
Ngày 14/1/2004, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2004, theo đó Chính phủ sẽ quy định chi tiết một số nội dung của Pháp lệnh. Trong khi chưa có văn bản chính thức quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp, Phòng quản lý thi hành án Bộ Quốc phòng và Phòng thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lưu ý một số vấn đề sau đây:
1. Căn cứ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì về nguyên tắc, các quy định tại Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 được áp dụng để giải quyết các quan hệ về thi hành án dân sự phát sinh từ ngày 01/7/2004, do đó những quy định tại các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự trước đây không còn phù hợp với quy định của Pháp lệnh này thì không được áp dụng để giải quyết các quan hệ về thi hành án dân sự. Trong những trường hợp cụ thể, quy định tại các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự trước đây vẫn được áp dụng để giải quyết các quan hệ về thi hành án dân sự phát sinh từ ngày 01/7/2004 hoặc trước đó nhưng chưa giải quyết, nếu không trái với quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 (có Phụ lục các quy định tại văn bản pháp luật trước đây trái với quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 kèm theo).
Vì vậy, đối với các vụ việc thi hành án thụ lý từ ngày 01/7/2004 hoặc các vụ việc thi hành án đã thụ lý trước ngày 01/7/2004 nhưng chưa giải quyết xong (do đang thi hành đều, dở dang hoặc đã có khiếu nại, kháng nghị...) thì giải quyết theo quy định tại Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và những quy định của các văn bản pháp luật trước đây không trái với quy định của Pháp lệnh này.
2. Các cơ quan thi hành án tiếp tục sử dụng tên gọi và con dấu Phòng thi hành án, Đội thi hành án trong việc ra các quyết định, văn bản về thi hành án và giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
3. Hiện nay chưa có quy định của Chính phủ về thành phần Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên theo quy định tại khoản 5 Điều 13 của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, do đó, Bộ Tư pháp chỉ tiếp tục xem xét giải quyết các hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng (kể cả các cơ quan thi hành án trong quân đội) đã gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 01/7/2004.
Đối với việc tuyển dụng, tiếp nhận, phân bổ biên chế, xử lý kỷ luật (trừ cách chức đối với Chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng) tiếp tục thực hiện theo quy định tại Quyết định số 141/QĐ-QLTA-THA ngày 21/9/1994 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Riêng đối với trường hợp Chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng vi phạm kỷ luật trước ngày 30/6/2004 nhưng chưa hoàn tất thủ tục để xử lý kỷ luật, thì Giám đốc Sở Tư pháp hoàn tất thủ tục gửi về Bộ Tư pháp xem xét kỷ luật cách chức theo quy định tại Nghị định số 30/CP ngày 02/6/1993 của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật về kỷ luật công chức.
4. Về việc thu phí thi hành án, theo quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án phải nộp phí thi hành đối với khoản thi hành án có giá ngạch tính trên giá trị tài sản mà người đó thực nhận. Vì vậy, trong khi chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền, các Cơ quan thi hành án tạm thu 5% số tiền hoặc giá trị tài sản mà người được thi hành án thực nhận và làm thủ tục gửi số tiền đó vào ngân hàng theo loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn mang tên của người được thi hành án. Số tiền này được dùng để thanh toán phí thi hành án khi có văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; số tiền còn lại (nếu có), cùng với lãi suất được trả cho người được thi hành án.
5. Tạm thời tiếp tục sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ và biểu mẫu thống kê thi hành án theo mẫu do Bộ Tư pháp đã ban hành, nhưng các cơ quan thi hành án chỉnh lý căn cứ pháp lý trong biểu mẫu theo các quy định tương ứng của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.
Nhận được Công văn này, yêu cầu các đồng chí thực hiện và chỉ đạo các cơ quan thi hành án ở địa phương nghiêm túc thực hiện.
| KT/BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
PHỤ LỤC
NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ KHÔNG ÁP DỤNG SAU NGÀY PHÁP LỆNH THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2004 CÓ HIỆU LỰC (01/7/2004)
(Kèm theo Công văn số 135/TP-THA ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tư pháp)
I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 69/CP NGÀY 18/10/1993 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ:
TT | Không áp dụng những quy định tại các điều khoản sau đây của Nghị định số 69/CP | Áp dụng thay thế bằng những quy định trong các điều khoản sau đây trong Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 |
1 | Điều 1 | Điều 21 |
2 | Điều 6 | Điều 5 |
3 | Khoản 2 Điều 8 | Điều 22 và 23 |
4 | Khoản 1, 4 và 6 Điều 9 | Điều 25 |
5 | Khoản 2 và 3 Điều 12 | Khoản 2 Điều 27 |
6 | Điều 15 | Điều 41, Điều 43 |
7 | Điều 16 | Điều 42 |
8 | Điều 17 | Điều 47, 48 và 49 |
9 | Khoản 1 Điều 18 | Điều 51, 52 |
10 | Điều 19 | Điều 40 |
11 | Khoản 1 Điều 20 | Khoản 3 Điều 40 |
12 | Điều 21 về hành vi thì vẫn áp dụng, còn thẩm quyền và mức phạt thì áp dụng Điều 40 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/PL-UBTVQH 10 ngày 02/7/2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội |
|
13 | Điều 22 và Điều 23 | Điều 67 |
II. NGHỊ ĐỊNH SỐ 30/CP NGÀY 02/6/1993 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CHẤP HÀNH VIÊN:
NGHỊ ĐỊNH SỐ 30/CP | PHÁP LỆNH THADS 2004 |
- Điểm d khoản 2 Điều 2 | - Đoạn 2 khoản 2, đoạn 2 khoản 3, đoạn 1 khoản 4 Điều 60 |
- Điểm d khoản 2 Điều 3 (đoạn 2 điểm d khoản 2 Điều 3 sẽ được quy định ở VB khác) | - Đoạn 2 khoản 1, đoạn 1 khoản 2 Điều 61 |
- Điều 4 | - Khoản 3 Điều 58 |
- Khoản 2 Điều 8 (sẽ được quy định ở văn bản khác) |
|
- Điều 11 | - Điều 61 |
- Điều 13 | - Khoản 1-4 Điều 13 |
- Điều 14 | - Khoản 5 Điều 13 |
III- CÁC THÔNG TƯ:
1. Thông tư số 981/TTLN ngày 21/9/1993 của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993:
- Khoản 5 Mục I được áp dụng thay thế bằng Điều 19 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.
- Đoạn 3, điểm d, khoản 2, Mục VII được áp dụng thay thế bằng Điều 65 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.
2. Thông tư liên tịch số 119/TTLT ngày 04/6/1997 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn kê biên tài sản của doanh nghiệp để đảm bảo thi hành án:
Điểm đ, khoản 3 Mục I được áp dụng thay thế bằng khoản 4 Điều 41 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.
- 1 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004
- 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2002
- 3 Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 1996
- 4 Quyết định 141/QĐ-QLTA-THA năm 1994 về phân cấp quản lý về mặt tổ chức các toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và phòng thi hành án, đội thi hành án do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Nghị định 69-CP năm 1993 quy định thủ tục thi hành án dân sự
- 6 Thông tư liên ngành 981/TTLN năm 1993 hướng dẫn Pháp lệnh thi hành án dân sự do Bộ tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ban hành
- 7 Chỉ thị 266-TTg năm 1993 về triển khai bàn giao và tăng cường công tác thi hành án dân sự do Thủ tướng chính phủ ban hành