Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1519 TCHQ/KTTT
V/v: quản lý giá tính thuế

Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2002

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

 

Ngày 23 tháng 01 năm 2002, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 08/2002/TT/BTC hướng dẫn thực hiện áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ngoại thương thay thế Thông tư số 82/1997/TT/BTC ngày 11 tháng 11 năm 1997 và Thông tư số 92/1999/TT/BTC ngày 24 tháng 07 năm 1999.

Việc kiểm tra, áp giá tính thuế được thực hiện theo Thông tư số 172/1998/TT/BTC ngày 22 tháng 12 năm 1998, Thông tư số 08/2002/TT/BTC ngày 23 tháng 01 năm 2002 của Bộ Tài chính và các văn bản khác của pháp luật có liên quan.

Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục hải quan các tỉnh, thành phố quán triệt thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật trên đây và hướng dẫn thực hiện thống nhất một số nội dung liên quan đến công tác quản lý giá tính thuế như sau:

I- KIỂM TRA, ÁP GIÁ TÍNH THUẾ:

1. Công chức làm nhiệm vụ kiểm hóa phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản về giá tính thuế, các bảng giá tối thiểu, bảng giá kiểm tra nhằm xác định chính xác, đầy đủ các thông tin phục vụ cho việc kiểm tra, áp giá tính thuế như: tên hàng, nhãn mác, ký mã hiệu, quy cách, chất lượng, xuất xứ, đơn vị tính, đơn giá.

2. Công chức làm nhiệm vụ tính thuế phải kiểm tra hồ sơ lô hàng, tính hợp lệ và tính thống nhất về nội dung của hợp đồng mua bán với các chứng từ có liên quan; xem xét kết quả tự khai báo và xác định trị giá tính thuế của người khai hải quan, đối chiếu với kết quả kiểm hóa để xác định việc tính thuế theo trị giá khai báo hay áp giá tính thuế theo giá tối thiểu, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc quản lý giá tính thuế quy định tại thời điểm tính thuế.

Đối với các mặt hàng nhập khẩu đủ điều kiện áp giá tính thuế theo hợp đồng nhưng mức giá khai báo quá bất hợp lý, công chức làm nhiệm vụ tính thuế phải kiểm tra kỹ bộ hồ sơ nếu phát hiện gian lận thì tiến hành xử lý ngay, trường hợp không đủ căn cứ kết luận thì áp giá theo quy định và lập phiếu chuyển nghiệp vụ tới bộ phận phúc tập và kiểm tra sau thông quan tiếp tục làm rõ.

II- QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC CHẤP NHẬN CHỨNG MINH CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN VỀ TÍNH TRUNG THỰC, KHÁCH QUAN CỦA GIÁ GHI TRÊN HỢP ĐỒNG:

1- Thẩm quyền giải quyết:

Hải quan các cấp Cục, Chi cục trực tiếp xem xét giải quyết các trường hợp người nhập khẩu chứng minh tính trung thực, khách quan của giá ghi trên hợp đồng.

2- Nguyên tắc cơ bản để chấp nhận kết quả chứng minh của người khai hải quan:

Việc chấp nhận kết quả chứng minh của người khai hải quan thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2002/TT/BTC ngày 23 tháng 01 năm 2002 của Bộ Tài chính. Dưới đây hướng dẫn cụ thể một số trường hợp xem xét chấp nhận chứng minh của người khai hải quan:

a. Trường hợp giá ghi trên hợp đồng đạt từ 60% đến dưới 70% mức giá kiểm tra quy định tại bảng giá:

Giá hợp đồng được chấp nhận để tính thuế sau khi đã kiểm tra tính hợp lệ của các yếu tố sau đây:

- Hợp đồng nhập khẩu, bản chào hàng, đơn đặt hàng (nếu có), hoá đơn (invoice).

- Hóa đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát hành.

- Chứng từ vận tải, bảo hiểm.

- Chứng từ thanh toán.

- Tính hợp lý của lợi nhuận và chi phí bán hàng.

b. Trường hợp giá ghi trên hợp đồng thấp hơn 60% so với giá kiểm tra:

Để chấp nhận chứng minh của người khai hải quan, bên cạnh việc kiểm tra các yếu tố nêu ở mục a) trên đây, Cơ quan hải quan phải căn cứ vào văn bản xác nhận của cơ quan thuế hoặc cơ quan vật giá nơi người khai hải quan đăng ký đóng trụ sở xác nhận về sự phù hợp của giá bán hàng hóa nhập khẩu với giá thị trường tại thời điểm doanh nghiệp bán lại hàng hóa đó hoặc trực tiếp tiến hành khảo sát giá thị trường làm căn cứ đối chứng với kết quả chứng minh của người khai hải quan.

Trong các trường hợp nêu tại mục a) và b) trên đây, cơ quan hải quan có nghi vấn về lợi nhuận và chi phí chung mà người khai hải quan đưa ra thì yêu cầu người khai hải quan cung cấp bổ sung xin ý kiến của cơ quan thuế nơi người khai hải quan đăng ký nộp thuế về nội dung này.

3- Các trường hợp từ chối kết quả chứng minh:

a) Cơ quan hải quan chỉ ra ít nhất một lô hàng giống hệt nhập khẩu trong vòng 15 ngày trước hoặc sau ngày đăng ký tờ khai có mức giá ghi trên hợp đồng đạt từ 80% trở lên so với mức giá kiểm tra và cao hơn mức giá của lô hàng đang chứng minh.

b) Trong văn bản chứng minh của người khai hải quan có những mâu thuẫn.

c) Chứng từ, bằng chứng người khai hải quan đưa ra không hợp pháp, hợp lệ.

d) Giá ghi trên hợp đồng không phù hợp với giá chào bán công khai của người xuất khẩu.

e) Theo yêu cầu của hải quan, người xuất khẩu xác nhận giá ghi trên hợp đồng là không trung thực.

f) Theo kết quả điều tra của cơ quan hải quan tên, địa chỉ, số điện thoại của người xuất khẩu không có thật.

g) Theo yêu cầu hợp tác của hải quan Việt Nam, cơ quan hải quan nước xuất khẩu hoặc đại diện thương mại Việt Nam ở nước xuất khẩu xác nhận giá ghi trên hợp đồng không phù hợp với giá giao dịch thực tế.

h) Người khai hải quan không xuất trình được các chứng từ, tài liệu cần thiết trực tiếp liên quan đến việc mua bán để chứng minh tính trung thực, khách quan của giá ghi trên hợp đồng theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

III- XÂY DỰNG GIÁ KIỂM TRA:

Tổng cục Hải quan giao Cục hải quan các tỉnh, thành phố trao đổi với cơ quan thuế, vật giá cùng cấp để xây dựng bổ sung giá kiểm tra đối với các mặt hàng mới phát sinh chưa được quy định cụ thể trong Bảng giá kiểm tra do Tổng cục Hải quan ban hành theo nguyên tắc xây dựng giá được quy định tại Điều 7 Nghị định 54/CP ngày 28 tháng 08 năm 1993 của Chính phủ. Quyết định xây dựng giá kiểm tra do Cục trưởng Cục hải quan ban hành được áp dụng cho các lô hàng nhập khẩu tiếp theo và gửi báo cáo về Tổng cục Hải quan.

Quy định tại mục này sẽ áp dụng khi có hướng dẫn cụ thể của Tổng cục Hải quan.

IV- QUẢN LÝ RỦI RO VÀ CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI QUA GIÁ:

Việc xem xét chấp nhận chứng minh của người khai hải quan là công việc khó khăn, phức tạp, nhiều rủi ro. Do vậy, yêu cầu Cục hải quan các tỉnh, thành phố bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm để trực tiếp tham mưu xử lý công việc này.

Đối với các trường hợp có nghi vấn cần phải chuyển ý kiến tới bộ phận kiểm tra sau thông quan để tiến hành phân tích quyết định kiểm tra sau thông quan:

- Các mặt hàng mới phát sinh.

- Trường hợp giá ghi trên hợp đồng thấp hơn 70% mức giá kiểm tra và người khai hải quan đã chứng minh được tính trung thực.

- Hàng là vật tư, nguyên liệu trực tiếp đưa vào sản xuất lắp ráp. Quy định về áp giá tính thuế theo hợp đồng đối với vật tư, nguyên liệu trực tiếp đưa chỉ áp dụng đối với loại hình sản xuất, không áp dụng cho các loại hình lắp ráp, sửa chữa, tân trang, bao gói, thay đổi bề mặt sản phẩm.

Cùng với biện pháp kiểm tra sau thông quan, Cục hải quan các tỉnh, thành phố cần triển khai đồng bộ các biện pháp chống gian lận thương mại khác để hỗ trợ công tác quản lý giá tính thuế và xử lý đúng các hành vi gian lận thương mại.

V- GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ GIÁ TÍNH THUẾ:

Người khai hải quan có quyền khiếu nại về giá tính thuế, cơ quan hải quan khi nhận được khiếu nại của doanh nghiệp phải tiến hành giải quyết theo quy định về giải quyết khiếu nại của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật khiếu nại, tố cáo.

Nghiêm cấm các hành vi trì hoãn, gây khó dễ để phiền hà, sách nhiễu.

VI- XỬ LÝ VI PHẠM:

Công chức hải quan vi phạm quy định tại công văn này và các văn bản pháp quy về giá tính thuế, cố tình xử lý sai gây thiệt hại cho Nhà nước hay đối tượng nộp thuế sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

VII- BÁO CÁO GIÁ:

Cục Hải quan tỉnh, thành phố lập các báo cáo giá gửi về Tổng cục Hải quan theo các mẫu dưới đây:

1- Mẫu 1: Báo cáo giá hợp đồng các mặt hàng nhập khẩu có giá ghi trên hợp đồng cao hơn so với mức giá kiểm tra.

Thời gian gửi báo cáo: một tháng/lần.

2- Mẫu 3: Báo cáo các trường hợp nhập khẩu giá ghi trên hợp đồng thấp hơn 70% mức giá kiểm tra được chấp nhận để tính thuế.

Thời gian của báo cáo 10 ngày/lần.

3- Mẫu 3: Báo cáo giá hợp đồng các mặt hàng chưa được quy định giá trong bảng kiểm tra.

Thời gian gửi báo cáo 10 ngày/lần.

Tổng cục Hải quan thông báo để các Cục hải quan tỉnh, thành phố triển khai thực hiện. Nếu có phát sinh vướng mắc thì phản ánh kịp thời để Tổng cục nghiên cứu, giải quyết.

 

KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Lê Mạnh Hùng

 

 

MẪU 1
CỤC HẢI QUAN...................

BÁO CÁO GIÁ HỢP ĐỒNG CÁC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CÓ GIÁ GHI TRÊN HỢP ĐỒNG CAO HƠN MỨC GIÁ KIỂM TRA

Số…..ngày….. tháng….năm…

Tên hàng quy cách phẩm chất

Mã số

Đơn vị tính

Giá hợp đồng CIF, DAF....

Giá kiểm tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ
(Ký tên)

 

 

MẪU 2
CỤC HẢI QUAN...................

BÁO CÁO CÁC TRƯỜNG HỢP NHẬP KHẨU GIÁ GHI TRÊN HỢP ĐỒNG THẤP HƠN 70% MỨC GIÁ KIỂM TRA ĐƯỢC CHẤP NHẬN ĐỂ TÍNH THUẾ

Số….ngày….tháng…. năm…

Tờ khai

Tên hàng quy cách phẩm chất

Mã số

Đơn vị tính

Giá hợp đồng CIF, DAP,...

Giá kiểm tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ
(Ký tên)

 

 

MẪU 3
CỤC HẢI QUAN...................

BÁO CÁO GIÁ HỢP ĐỒNG CÁC MẶT HÀNG CHƯA ĐƯỢC QUY ĐỊNH GIÁ TÍNH THUẾ TRONG BẢNG GIÁ KIỂM TRA

Số….ngày….tháng….năm…

Tên hàng

Quy cách phẩm chất

Mã số

Giá hợp đồng CIF, DAP,.....

Giá đề xuất xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ
(Ký tên)