Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1633/BTM-QLCL
V/v ghi nhãn hàng xuất khẩu

Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2003

Kính gửi: Tổng Cục Hải quan-Bộ Tài chính

Trả lời công văn số 1543 TCHQ/GSQL ngày 11/4/2003 của Tổng Cục Hải quan đề nghị Bộ Thương mại cho ý kiên về việc ghi nhãn nội dung “xuất xứ” của hàng hoá xuất khẩu từ sau ngày 31/12/2002 là thời điểm hết hiệu lực của công văn số 521/CP-KTTH ngày 13/06/2001 Văn Phòng Chính Phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm cho phép “các doanh nghiệp được làm thủ tục thông quan bình thường không phải thực hiện đầy đủ nội dung ghi nhãn hàng hoá về xuất khẩu nếu doanh  nghiệp đó yêu cầu và khách hàng nước ngoài không đòi hỏi”, Bộ Thương mại  có ý kiến như sau:

- Về việc Văn Phòng Chính Phủ có công văn số 521/CP-KTTH ngày 13/06/2001 là giải pháp tình huống để không ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu năm 2001 và 2002. Hiện nay, Quy chế Ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/08/1999 vẫn là quy định pháp luật chính, chưa có văn bản pháp luật nào cao hơn để phủ định và do đó việc bắt buộc tiếp tục thực hiện ghi nhãn nội dung “xuất xứ” của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là điều đương nhiên. Vì vậy, Bộ Thương mại nhận thấy không cần thiết phải ban hành văn bản tiếp tục hướng dẫn.

- Liên quan đến việc ghi nhãn nội dung “xuất xứ” của hàng xuất khẩu ngày 11/03/2003, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã ban hành chỉ thị số 01/2003/CT-BTM về việc chống các hành vi gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ. Tại điểm 1.2 khoản 1 yêu cầu các doanh nghiệp “không được sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của các nước khác cho những lô hàng có nguồn gốc từ Việt Nam và ngược lại không được sử dụng C/O của Việt Nam để xuất khẩu hàng hoá có nguồn gốc từ các nước khác”. Điều này cũng còn có nghĩa việc cấp C/O hàng xuất khẩu phải luôn phù hợp với thông tin “xuất xứ” được ghi trên nhãn hàng hoá xuất khẩu, đảm bảo sự thống nhất giữa quy chế “xuất xứ - orgin” và quy chế “ghi nhãn - labeling” không trái ngược nhau về nội dung “xuất xứ” của hàng xuất khẩu.

Trên đây là ý kiến của Bộ Thương mại về việc tiếp tục bắt buộc ghi nhãn nội dung “xuất xứ” của hàng xuất khẩu theo đúng quy định pháp luật hiện hành để quý Tổng Cục nghiên cứu thực hiện./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Lê Danh Vĩnh