ỦY BAN NHẦN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1690/KH-UB | Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2004 |
KẾ HOẠCH TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU 3 GIẢM: GIẢM TỘI PHẠM, MA TÚY VÀ MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2004
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ VII, Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố kỳ họp thứ 4 khóa VII, Chỉ thị số 03/CT-TU ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Thành ủy và Quyết định số 62/2001/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố về thực hiện Chương trình 3 giảm (giảm tội phạm, ma túy, mại dâm) giai đoạn 2001-2005, đã đấu tranh kéo giảm hoạt động của tội phạm hình sự (năm 2001 giảm 8,25%, năm 2002 giảm 10,37% năm 2003 giảm 8,29%); ngăn chặn và kéo giảm cơ bản tệ nạn ma túy; tại thời điểm ngày 08 tháng 01 năm 2004 đã tập trung 80.109 đối tượng vào các trường, trại và cơ sở chữa bệnh của thành phố... Tình hình trật tự xã hội ở thành phố đã có nhiều chuyển biến, nhân dân thành phố phấn khởi tin tưởng vào chương trình mục tiêu 3 giảm, nhất là công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy.
Song tình hình trật tự xã hội ở thành phố thật sự chưa ổn định. Tội phạm hình sự còn gây ra một số vụ nghiêm trọng, án giết người và cố ý gây thương tích do nguyên nhân xã hội xảy ra nhiều; tội phạm ma túy hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt , đối tượng lưu manh chuyên nghiệp từ địa phương khác vào thành phố lập "lãnh địa" hoạt động. Chưa chuyển hóa căn cơ các địa bàn phức tạp để cho người nghiện ma túy sai cai nghiện được hồi gia. Hoạt động mại dâm tuy có giảm ở các địa bàn công cộng, nhưng vẫn còn nhiều đối tượng lợi dụng sơ hở trong quản lý nhà trọ, nhà cho thuê, khách sạn, vũ trường, karaoke, mátxa, hớt tóc thanh nữ,... để tổ chức hoạt động mại dâm. Trước tình hình trên, Uỷ ban nhân dân thành phố yêu cầu các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm trong năm 2004 với những nội dung cụ thể như sau:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm năm 2004 với tinh thần quyết liệt và hiệu quả hơn, đưa chương trình mục tiêu 3 giảm của thành phố phát triển cao hơn về quy mô, tính chất, nhiệm vụ và gắn kết với các chương trình an sinh xã hội khác của thành phố; kết hợp nhuần nhuyễn giữa phòng và chống, lấy phòng ngừa và xây dựng là cơ bản, xây dựng môi trường lành mạnh không có tội phạm, ma túy, mại dâm.
2. Phấn đấu kéo giảm từ 5-7% trở lên số vụ phạm pháp hình sự, trong đó án giết cướp và cướp tài sản giảm 15% trở lên; án trộm cắp, cướp giật giảm từ 7-10% Khám phá án đạt 60% trở lên, án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 90% trở lên; phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với tội phạm có tổ chức, chuyên nghiệp, nhất là 6 loại tội phạm đã xác định.
3. Triển khai thực hiện thành công đề án "Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện", tiếp tục huy động mọi nguồn trong xã hội, đặc biệt là các Công ty, doanh nghiệp, thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước liên kết, đầu tư với các Trường, Trung tâm để tổ chức dạy nghề, sản xuất, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện.
4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng phường, xã không có tội phạm ma túy; phấn đấu xây dựng 100% phường, xã, cơ quan xí nghiệp, đơn vị cơ bản không còn người nghiện ma túy. Đẩy mạnh công tác kiểm soát ngăn chặn tình hình ma túy xâm nhập vào thành phố; xóa triệt để các tổ chức, cá nhân mua bán, tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy; phấn đấu chuyển hóa 100% các địa bàn, tụ điểm phức tạp về ma túy.
5. Tổ chức lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp tạo ra bước đột phá để phòng ngừa, ngăn chặn kéo giảm tệ nạn mại dâm ở thành phố. Quy hoạch ngành nghề kinh doanh "nhạy cảm". Nâng cao dần hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, nhất là cấp phường, xã để thiết lập trật tự, kỷ cương trong kinh doanh dịch vụ. Giải quyết cơ bản tình trạng người sống lang thang, xin ăn.
II. BIỆN PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN :
1. Công tác tuyên truyền phát động phong trào quần chúng:
Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền vận động quần chúng tích cực tham gia phòng chống, tố giác tội phạm; đề cao ý thức cảnh giác tự phòng ngừa, tự bảo vệ tài sản của mình; giải quyết tốt các mâu thuẫn trong quan hệ xã hội, làm giảm tội phạm do nguyên nhân xã hội gây ra.
- Tăng cường giáo dục truyền thống, đạo đức, pháp luật để phòng chống tệ nạn mại dâm, HIV/AISD.
- Xây dựng củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng an ninh cơ sở trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng tiếp tục tích cực thực hiện chương tình mục tiêu 3 giảm, tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở nơi làm việc và cư trú, tạo thành thế trận an toàn trật tự vững chắc từ cơ sở. Triển khai thực hiện tiêu chí xây dựng phường-xã, thị trấn cơ bản "không còn tội phạm và người nghiện ma túy".
- Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng phải đảm bảo kết hợp cả hai yêu cầu xây và chống; nghiêm khắc phê phán những cá nhân, đơn vị, thiếu trách nhiệm trong thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm; kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên những cá nhân, đơn vị, địa phương, nhân tố tích cực của quần chúng trong việc thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm. Thông báo công khai cụ thể cho nhân dân biết hình ảnh, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm là các đối tượng tệ nạn xã hội để nhân dân cảnh giác, tự phòng ngừa... và tham gia góp phần đấu tranh ngăn chặn.
- Vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia thực hiện Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, đầu tư liên kết tổ chức sản xuất với các Trường, Trung tâm cai nghiện. Đẩy mạnh công tác vận động đối tượng phạm tội, có lệnh truy nã ra đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng và phong trào giao nộp vũ khí, chất nổ, hung khí trong nhân dân.
- Nâng cao hiệu quả thực hiện các nội dung, ký kết liên tịch giữa công an với mặt trận và các đoàn thể về thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm.
Phân công thực hiện:
- Sở văn hóa và Thông tin và các báo, đài phối hợp các ngành, đoàn thể thường xuyên mở chuyên mục về công tác tuyên truyền, phát động phong trào quần chúng tham gia tố giác, phòng, chống tội phạm ma túy, mại dâm và tệ nạn xã hội khác.
- Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các ngành, phối hợp chặt chẽ với mặt trận, các đoàn thể xây dựng phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trở thành phong trào hành động cách mạng rộng lớn của quần chúng nhân dân tích cực tham gia tố giác, phòng, chống tội phạm và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu 3 giảm và Đề án sau cai nghiện.
- Công an thành phố và Sở Tư pháp trình Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành quy chế hỗ trợ khắc phục thiệt hại của công dân do tấn công đuổi bắt tội phạm.
2. Công tác đấu tranh trấn áp:
- Tăng cường nắm tình hình, tổ chức phối hợp lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp liên tục tấn công tội phạm hình sự, ma túy, mại dâm và cờ bạc. Bắt truy tố, lập hồ sơ xử lý hành chính theo các Nghị định của Chính phủ. Tập trung tấn công trấn áp mạnh các tầng nhóm tội phạm hình sự, ma túy, tổ chức và môi giới mại dâm; đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm nguy hiểm, hoạt động trên phạm vi rộng - liên tỉnh, xuyên quốc gia, quốc tế. Quản ]ý, giáo dục tốt đối tượng tại cộng đồng dân cư.
- Tăng cường các biện pháp quản lý giữ vững các địa bàn, tụ điểm phức tạp đã được chuyển hóa. Tập trung lực lượng đấu tranh chuyển hóa cơ bản các địa bàn, tụ điểm phức tạp về hình sự, ma túy, mại dâm. Tiếp tục rà soát lập hồ sơ xử lý đưa hết người nghiện ma túy còn sót lọt, mới phát sinh và người nghiện bỏ trốn vào các Trường, Trung tâm cai nghiện.
- Tập trung lực lượng đấu tranh giải quyết cơ bản tội phạm tổ chức và môi giới mại dâm; lập hồ sơ xử lý, đưa hết số đối tượng đang hoạt động mại dâm vào cơ sở chữa bệnh để quản lý, giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm; phòng chống HIV/AIDS.
Phân công thực hiện:
- Công an thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Hải quan, Bộ đội Biên phòng thành phố phối hợp với các ngành, các Đoàn thể để có kế hoạch hành động, triển khai thực hiện nội dung nhiệm vụ chung theo chức năng ngành phụ trách:
- Uỷ ban nhân dân quận-huyện, phường-xã, thị trấn rà soát lên danh sách tất cả đối tượng đang hoạt động hoặc có biểu hiện nghi vấn đang hoạt động mại dâm, ma túy, tổ chức tiến hành xác minh làm rõ, lập hồ sơ xử lý đưa hết vào các Trung tâm chữa bệnh của thành phố; tiếp tục quy hoạch các ngành nghề kinh doanh "Nhạy cảm" trên địa bàn quận-huyện.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước quản lý địa bàn trên lĩnh vực an ninh trật tự xã hội:
Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quản lý nhân - hộ khẩu, quản lý chặt chẽ đối tượng, địa bàn để chủ động đấu tranh ngăn chặn các hoạt động của bọn tội phạm, ma túy, mại dâm và tệ nạn xã hội khác.
Củng cố lực lượng kiểm tra Liên ngành 814/TTg quận - huyện; thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, văn hóa - xã hội trên địa bàn, nhằm kịp thời ngăn chặn hoạt động biến tướng tệ nạn xã hội và định hướng cho các cơ sở kinh doanh hoạt động lành mạnh. Tăng cường công tác kiểm tra nhà trọ, phòng cho thuê có đông người từ các tỉnh, thành phố khác đến tạm trú.
Phát huy vai trò, trách nhiệm cá nhân cũng như của địa phương đơn vị.
Uỷ ban nhân dân quận - huyện , phường - xã, thị trấn , Trưởng các ngành, Mặt trận và các đoàn thể trong công tác nắm và Chỉ đạo giải quyết tình hình hoạt động cửa bọn tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn do mình quản lý và phụ trách.
Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu 3 giảm, Đề án tổ chức quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, gắn với các chương trình phát triển, kinh tế - văn hóa - xã hội khác ở địa phương.
Phân công thực hiện:
Uỷ ban nhân dân các quận - huyện khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm năm 2004 theo kế hoạch này và quán triệt đến các ngành, mặt trận, các Đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp, khu phố, ấp và nhân dân cùng tham gia thực hiện.
Sở Lao động-Thương binh và xã hội phối hợp cùng Công an thành phố và Sở Tư pháp hoàn chỉnh, trình Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành quy chế quản lý người lao động nhập cư và kinh doanh nhà trọ, phòng cho thuê.
4. Nâng cao hiệu quả cai nghiện, chữa bệnh :
Tập trung tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện.
- Quan tâm chăm lo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo dục viên; kịp thời khen thưởng động viên gương tiêu biểu làm tốt; Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự ở các trường, trung tâm cai nghiện nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Tiếp tục đầu tư trang bị cơ sở vật khất phục vụ tốt cho công tác chữa bệnh, học tập văn hóa, rèn luyện nhân cách, học nghề, lao động sản xuất: ăn ở sinh hoạt vui chơi giải trí... đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh ở các Trường, Trung tâm cai nghiện.
- Hình thành bộ phận theo dõi để điều hành hoạt động sản xuất tại các trung tâm; kêu gọi gọi các nhà đầu tư vào các Trường, Trung tâm, liên kết sản xuất, giải quyết việc làm cho học viên. Triển khai đề án xây dựng Cụm công nghiệp đặc thù ở Hóc Môn và Củ Chi để giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện.
- Tổ chức tập huấn cho lực lượng bảo vệ các Trường, Trung tâm cai nghiện về nghiệp vụ công tác bảo vệ, hướng dẫn xây dựng phương án xử lý các tình huống đột xuất có thể xảy ra và phương pháp kiểm tra quà thăm nuôi của các gia đình cho học viên. Tăng cường công tác bảo vệ, phối hợp với các địa phương trên địa bàn đóng quân bảo vệ tuyệt đối an toàn về an ninh trật tự ở các Trường, Trung tâm cai nghiện, có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn triệt để tình trạng thẩm lậu ma túy, thuốc lá vào các Trường, Trung tâm; xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
- Đầu tư sửa chữa nâng cấp, mở rộng các cơ sở chữa bệnh xây dựng các khu cách ly bệnh lây nhiễm, tăng cường công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự và phương tiện cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện quy trình chữa bệnh theo đúng quy định.
- Tiếp tục giữ mối quan hệ, gắn bó, hợp tác có hiệu quả và chặt chẽ giữa địa phương với các Trường, Trung tâm, giữa địa phương với gia đình học viên. Định kỳ tổ chức họp với thân nhân học viên, Ban liên lạc Phụ huynh học viên để nắm thông tin và vận động gia đình học đến cùng phối hợp với Trường, Trung tâm trong việc giáo dục, rèn luyện con em mình.
- Tăng cường phối hợp với các tỉnh, thành phố đưa người sống lang thang xin ăn, sinh sống vỉa hè, nơi công cộng trở về quê quán.
- Mỗi phường-xã, thị trấn bố trí một cán bộ giúp chính quyền địa phương tiếp tục theo dõi, quản lý đối tượng đã hết thời gian tập trung cai nghiện trở về địa phương sinh sống theo quy chế hồi gia).
Phân công thực hiện
- Sở Lao động Thương binh và xã hội, lực lượng Thanh niên Xung phong phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Nội Vụ và các sở, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân quận - huyện và các Đoàn thể triển khai thực hiện.
5. Công tác xây dựng nhóm hộ, tổ dân phố, phường-xã, thị trấn tự quản về an ninh trật tự:
Công an thành phần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan, Mặt trận và các Đoàn thể đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch số 24 về phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn phường - xã, thị trấn; xây dựng nhóm hộ, tổ dân phố, phường - xã, thị trấn tự quản về an ninh trật tự và Kế hoạch số 92 thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TU của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về lãnh đạo phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng phường - xã không có tội phạm ma túy; phấn đấu xây dựng phường - xã, cơ quan xí nghiệp, đơn vị không có người nghiện ma túy (theo hồ sơ quản lý); chuyển hóa 100% các địa bàn tụ điểm, phức tạp về ma túy.
- Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố chủ trì phối hợp với Liên đoàn Lao động thành phố, Thành Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông, Hội Cựu chiến binh thành phố, các ngành có liên quan tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", xây dựng "Khu phố - ấp văn hóa", "gia đình văn hóa" và "phường văn hóa"; phong trào "Xóa đói giảm ngbèo","xây dựng phường-xã không có tệ nạn xã hội" và các ký kết Liên tịch giữa Công an với các ngành trong việc thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm.
6. Công tác xây dựng lực lượng và điều tra truy tố xét xử:
- Tiếp tục xây dựng củng cố, kiện toàn và tăng cường phối hợp hoạt động chặt chẽ của các cơ quan bảo vệ Pháp luật, Công an, Quân sự, Viện kiểm sát, Toà án, nhất là Lực lượng Công an ở cơ sở thực sự là nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
- Nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật; thường xuyên tổ chức xét xử (lưu động) ở tại cộng đổng dân cư góp phần cho công tác tuyên truyền giáo dục, răn đe tội phạm.
- Đề nghị Viện kiểm sát, Toà án nhân dân các cấp phối hợp với Công an và các ngành liên quan thực hiện.
7. Về kinh phí :
- Sở Tài chính thành phố đảm bảo kinh phí chi từ ngân sách Nhà nước theo dự toán được phê duyệt cho các ngành, các cấp, các đoàn thể để thực hiện chương trình, ưu tiên kinh phí để phục vụ công tác đấu tranh trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội; đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng mở rộng, sửa chữa nâng cấp các cơ sở cai nghiện, chữa bệnh.
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Đoàn thể, các thành viên Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm, ma túy và mại dâm, thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận - huyện có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng và triển khai kế hoạch hành động thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm của đơn vị, địa phương mình trong năm 2004. Tập trung đeo bám chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên tổ chức kiểm tra để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực thiện, kịp thời báo cáo về Uỷ ban nhân dân thành phố giải quyết các vấn đề mới phát sinh.
2. Chế độ thông tin báo cáo:
- Các ngành, các cấp, các Đoàn thể thực hiện chế độ báo cáo định kỳ tháng, quý, năm theo đúng quy định tại Công văn số 6087 ngày 25 tháng 11 năm 2003 của Uỷ ban nhân dân thành phố về chế độ thông tin báo cáo) gởi về cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm (Công an thành phố) để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố.
- Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm (Công an thành phố) và Sở Lao động - Thương binh và xã hội có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện, tổng hợp tình hình và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (ngày, tháng, quý, năm) cho Thường trực Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |