Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THANH TRA NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1731/TTNN-V4
V/v thực hiện công văn số 1435/CP-V.II của Thủ tướng Chính phủ

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2003

 

Kính gửi:

 

- Đồng chí Bộ trưởng các bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện văn bản số 1435/CP-V.II ngày 23 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo một số vấn đề về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thanh tra Nhà nước đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc quyền thực hiện một số nội dung sau:

1. Tiến hành rà soát lại những vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành và địa phương; hiện còn bao nhiêu vụ việc chưa giải quyết; những vụ việc đã giải quyết nhưng còn tiếp khiếu thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp nào, ngành nào, đặc biệt là những việc tồn đọng, phức tạp, đông người hoặc có thể phát sinh thành “điểm nóng” để tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm, không để công dân khiếu kiện vượt cấp lên trên.

2. Kiểm tra rà soát lại các quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của mình mà công dân còn khiếu kiện, nếu phát hiện có dấu hiệu sai phạm hoặc có tình tiết mới thì khẩn trương xem xét, giải quyết lại để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; nếu quy định đã giải quyết đúng pháp luật, thì có biện pháp tổ chức thực hiện triệt để, có văn bản trả lời dứt điểm cho người khiếu kiện, đồng thời thông báo rộng rãi cho các cơ quan, tổ chức liên quan biết để giải thích cho công dân chấp hành, tránh tình trạng tiếp nhận và chuyển đơn thư vòng vo.

3. Thủ trưởng các Bộ, ngành, các cấp chính quyền cần có kế hoạch phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội và các đoàn thể trong việc tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục những công dân khiếu kiện để họ thông hiểu và chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời có biện pháp giải quyết đối với những công dân lợi dụng dân chủ cố tình trây ỳ, kích động người khác nhằm trục lợi.

4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch có tổ chức thực hiện những nội dung nêu tại điểm 3 của công văn số 1435/CP; Đối với các tỉnh thường xuyên có công dân tập trung đông người khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương, hoặc có khả năng phát sinh “điểm nóng” cần cử cán bộ thường trực theo dõi nắm chắc tình hình, khi cần thiết phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương để xử lý tình huống, không để công dân tập trung dài ngày tại các cơ quan Trung ương, nhất là trong thời gian diễn ra các kỳ họp của Quốc hội và hội nghị Trung ương.

5. Với các Bộ, ngành, địa phương chưa tiến hành tổng kết công tác tiếp công dân của các cơ quan hành chính Nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 3139/VPCP-VII ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Văn phòng Chính phủ, cần khẩn trương hoàn thiện việc tổng kết, gửi báo cáo về Thanh tra Nhà nước để tổng hợp báo cáo.

6. Thủ trưởng các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các Tỉnh chỉ đạo việc tổng kết công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2003 cần tập trung đánh giá đúng tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo, rút ra những bài học kinh nghiệm, những tồn tại vướng mắc, đề xuất những nội dung cần cụ thể hoá về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, căn cứ kiểm tra, xem xét, giải quyết lại đối với những vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, vấn đề uỷ quyền giải quyết khiếu nại, và những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung quy định về khiếu nại, tố cáo không còn phù hợp thực tiễn để Thanh tra Nhà nước tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo.

7. Căn cứ tình hình cụ thể của từng Bộ, ngành, địa phương, cần tổ chức các Đoàn kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác thanh tra của ngành và địa phương, đặc biệt đối với những nơi có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp. Qua kiểm tra cần rút ra những bài học thực tiễn trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo sao cho vừa đúng với quy định của pháp luật vừa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Thanh tra Nhà nước sẽ tổ chức một số đoàn kiểm tra, phối hợp với một số Bộ, ngành, địa phương xem xét, đề xuất biện pháp giải quyết những vụ việc tồn đọng, phức tạp, đông người (Thời gian và địa điểm kiểm tra sẽ thông báo cụ thể sau).

Để có cơ sở kiểm tra, đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành báo cáo nhanh tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành và địa phương mình (theo mẫu kèm theo), gửi về Thanh tra Nhà nước ngày 30 tháng 11 năm 2003.

Được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, Tổng Thanh tra Nhà nước báo cáo với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vào quý I/2004. Đề nghị các Bộ, ngành Uỷ ban nhân dân các Tỉnh báo cáo kết quả tổ chức thực hiện những nội dung nêu trên về Thanh tra Nhà nước vào trung tuần tháng 2/2004.

 

 

TỔNG THANH TRA NHÀ NƯỚC




Quách Lê Thanh

 

         TÊN CƠ QUAN.............                  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                     Số:..........

..........., ngày ..... tháng..... năm 2003

BÁO CÁO

RÀ SOÁT CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO NĂM 2003

(Kèm theo công văn số..................../TTNN-V4 ngày.... /11/2003)

I. CÔNG TÁC TIẾP DÂN VÀ XỬ LÝ ĐƠN THƯ

Tình hình khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết của địa phương.

1. Tổng số công dân được tiếp: ........................ lượt người,

Trong đó Thủ trưởng các cơ quan tiếp:............................. lượt người

2. Tổng số đơn tiếp nhận:.......................

Trong đó năm trước chuyển sang: ...................(KN:..........; TC:............)

- Tổng số khiếu nại:.................... đã xử lý:..................................

- Tổng số tố cáo:......................... đã xử lý:..................................

3. Tổng số vụ việc:.....................................

Trong đó năm trước chuyển sang: ...................(KN:..........; TC:............)

- Tổng số khiếu nại:.................... đã giải quyết:.................................. vụ

- Tổng số tố cáo:......................... đã giải quyết:.................................. vụ

II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, GIẢI QUYẾT NHỮNG VỤ VIỆC PHỨC TẠP.

1. Những vụ việc đã được giải quyết (cấp tỉnh) nhưng còn tiếp khiếu:..........

2. Những vụ việc tồn đọng, phức tạp, đông người: ................ vụ (nêu rõ nội dung, tính chất và thời gian phát sinh từng vụ việc, nếu có).

3. Những vụ việc thường xuyên, hoặc có khả năng khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương:..................................... (nêu rõ nội dung, tính chất và biện pháp giải quyết).

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.

1. Số quyết định đã ban hành:............. trong đó:

- Cấp tỉnh:...............................

- Cấp quận, huyện, sở, ngành:..................................

2. Số quyết định đã có hiệu lực pháp luật:.......................... trong đó:

- Của cả các cơ quan Trung ương:.............................

- Của tỉnh:.........................................

3. Số quyết định đã thực hiện xong:.......................................

- Số quyết định đang thực hiện:.......................................

- Số quyết định chưa thực hiện:.......................................

                                                                         THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ......................

          (Ký đóng dấu)