BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1902/LĐTBXH-TBLS | Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2003 |
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trong hơn nửa thế kỷ qua, công tác thương binh liệt sĩ và người có công đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm với việc ban hành các chủ trương, các chế độ, chính sách ưu đãi và thường xuyên được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện phù hợp với điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần quyết định cải thiện và nâng cao đời sống đối với gia đình chính sách. Trong thành công ấy có vai trò vị trí quan trọng của xã, phường, có sự tham gia hưởng ứng của toàn xã hội trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Theo báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh, thành phố, qua hơn 6 năm phát động, đến cuối năm 2002, có 6.807 xã, phường thuộc 58 tỉnh, thành phố đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố công nhận là đơn vị làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, người có công (theo 6 tiêu chuẩn), bằng 64% xã, phường trong cả nước, trong đó:
- 7 tỉnh, thành phố có 100% xã, phường được công nhận là: Hà Tây, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Dương, Trà Vinh, Tiền Giang.
- 15 tỉnh, thành phố có tỷ lệ xã, phường được công nhận đạt tỷ lệ cao là: Nam Định đạt: 99.6%, Khánh Hoà 96%, Tuyên Quang 95%, Kiên Giang 95%, Bắc Ninh 92%, Phú Yên 90%, Hà Nội 88%, Hà Nam 87%, Bắc Giang 84%, Bình Phước 83.9%, Vĩnh Phúc 83%, TP. Hồ Chí Minh 82%, Bến Tre 81%, Yên Bái 81%, Cần Thơ 80,7%, Ninh Bình 80.6%.
- 5 tỉnh có tỷ lệ 70% - 75% xã, phường được công nhận là: Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Cao Bằng, Nghệ An và Bình Định.
Kết quả trên đây thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, sự phối hợp ủng hộ của các Ban, ngành, đoàn thể các cấp, động viên được sức mạnh tổng hợp của nhân dân, huy động mọi tiềm năng của địa phương, đáp ứng kịp thời những yêu cầu bức xúc trong đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình chính sách.
Kết quả đó cũng biểu hiện vai trò trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã làm tốt chức năng tham mưu cho Cấp uỷ, chính quyền, xây dựng được mục tiêu, kế hoạch, các giải pháp thực hiện, tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ của các cơ quan liên quan, để xuất ý kiến phù hợp, sát, đúng với điều kiện hoàn cảnh của địa phương.
Tuy nhiên, mặc dù lĩnh vực người có công ở các tỉnh, thành phố đều được đánh giá tốt, nhưng việc công nhận xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, người có công vẫn chưa được chú ý một cách đầy đủ, việc chăm lo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của xã, phường đối với người có công chưa thường xuyên, có địa phương có phong trào nhưng chưa làm tốt việc xem xét công nhận, có địa phương những năm gần đây không công nhận thêm được xã nào, thậm chí đến nay còn 3 tỉnh chưa tổ chức việc công nhận.
Nhằm tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TW ngày 01 tháng 03 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác thương binh liệt sĩ, người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, thi hành Quyết định số 140/QĐ-LĐTBXH ngày 11 tháng 2 năm 2003 và Chỉ thị số 01/2003/CT-BLĐTBXH về việc phấn đấu đạt 75% xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sĩ vào cuối năm 2003.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lưu ý các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội một số vấn đề sau đây:
1- Phối hợp với các cơ quan liên quan, xây dựng hoặc bổ sung, hoàn thiện kế hoạch công nhận xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, người có công, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.
2- Tổ chức rà soát các xã, phường đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố công nhận làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, người có công, chỉ đạo việc củng cố, giữ vững danh hiệu, đặc biệt có những biện pháp ngăn chặn, xử lý sai sót, tiêu cực và nâng cao mức sống cho các gia đình chính sách (tiêu chuẩn 5 - 6).
3- Năm 2003 tất cả các tỉnh, thành phố (trừ các địa phương đã hoàn thành 100% xã, phường được công nhận) thẩm định, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, quyết định công nhận xã, phường làm tốt công tác này; tổ chức công bố vào dịp 27/7; 2/9 và 22/12.
Đối với những xã, phường chưa đủ điều kiện để công nhận cũng phải đánh giá từng mặt, có giải pháp khắc phục tiêu chuẩn còn yếu, nhất thiết phải xác định phân loại được mức sống của gia đình người có công (tiêu chuẩn 6).
4- Việc xây dựng xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công cần được gắn với các cuộc vận động tại cơ sở, đặc biệt là cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, cuộc vận động “Toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi, từng nhà làm giàu cho mình, cho cộng đồng, cơ sở và cho đất nước” theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi kèm theo văn bản này tiêu chuẩn công nhận xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, người có công và bản tổng hợp số liệu báo cáo của các địa phương để tham khảo./.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
TIÊU CHUẨN XÃ, PHƯỜNG LÀM TỐT CÔNG TÁC THƯƠNG BINH LIỆT SĨ, NGƯỜI CÓ CÔNG
1. Cấp uỷ, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác thương binh liệt sĩ, người có công trong đó xác định rõ mục tiêu, nội dung những công việc phải làm và phân công trách nhiệm thực hiện.
2. Các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công thực hiện đầy đủ, thuận tiện (như trợ cấp hàng tháng, các ưu đãi về ruộng đất, thuế, vốn và miễn giảm học phí...)
3. Các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, thực hiện có hiệu quả chương trình hành động, có những giải pháp, quy định cụ thể, phù hợp.
4. Có cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội đủ phẩm chất và năng lực tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền về công tác này.
5. Phát hiện kịp thời những sai sót và không xảy ra các vụ tiêu cực trong việc thực hiện chính sách.
6. Thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công có mức sống trung bình trở lên so với mức sống của nhân dân trong xã, phường.
TỔNG HỢP SỐ LIỆU KẾT QUẢ CÔNG NHẬN XÃ, PHƯỜNG LÀM TỐT CÔNG TÁC THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ VÀ NGƯỜI CÓ CÔNG
(Theo báo cáo của các địa phương tính đến ngày 21/12/2002)
STT | Tên địa phương | Tổng số xã, phường | Đã công nhận | Chưa công nhận | Tỷ lệ | Ghi chú |
1 | An Giang | 121 | 77 | 44 | 63,6% |
|
2 | Bắc Cạn | 122 | 65 | 57 | 52,3% |
|
3 | Bình Thuận | 115 | 64 | 51 | 55,7% |
|
4 | Bình Định | 157 | 117 | 40 | 74,5% |
|
5 | Bạc Liêu | 56 | 39 | 17 | 69,6% |
|
6 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 69 | 23 | 46 | 33,5% |
|
7 | Bình Dương | 79 | 79 |
| 100% |
|
8 | Bình Phước | 87 | 73 | 14 | 83,9% |
|
9 | Bến Tre | 160 | 130 | 30 | 81,3% |
|
10 | Bắc Giang | 227 | 192 | 35 | 84,6% |
|
11 | Bắc Ninh | 125 | 116 | 9 | 92,8% |
|
12 | Cao Bằng | 189 | 142 | 47 | 75,1% |
|
13 | Cần Thơ | 114 | 92 | 22 | 80,7% |
|
14 | Cà Mau | 82 | 47 | 35 | 57,3% |
|
15 | Đắc Lắc | 207 | 150 | 57 | 72,5% |
|
16 | TP. Đà Nẵng | 47 | 47 |
| 100,0% |
|
17 | Đồng Nai | 163 | 90 | 73 | 55,2% |
|
18 | Đồng Tháp | 139 | 55 | 84 | 39,6% |
|
19 | Gia Lai | 175 | 52 | 123 | 29,7% |
|
20 | Hà Giang | 195 | 109 | 86 | 55,9% |
|
21 | Hoà Bình | 214 | 150 | 64 | 70,1% |
|
22 | Hà Tây | 324 | 324 |
| 100,0% |
|
23 | Hưng Yên | 160 | 50 | 110 | 31,3% |
|
24 | Hải Dương | 263 | 192 | 71 | 73,0% |
|
25 | Hà Nội | 228 | 201 | 27 | 88,2% |
|
26 | Hải Phòng | 216 | 216 |
| 100,0% |
|
27 | Hà Nam | 116 | 102 | 14 | 87,9% |
|
28 | Hà Tĩnh | 259 | 259 |
| 100,0% |
|
29 | TP. Hồ Chí Minh | 303 | 251 | 52 | 82,8% |
|
30 | Kon Tum | 82 | 37 | 45 | 45,1 |
|
31 | Khánh Hoà | 137 | 118 | 19 | 86,1% |
|
32 | Kiên Giang | 120 | 115 | 5 | 95,8% |
|
33 | Lai Châu | 156 | 62 | 94 | 39,7% |
|
34 | Lạng Sơn | 225 |
|
| 0,0% |
|
35 | Lào Cai | 180 |
|
| 0,0% |
|
36 | Lâm Đồng | 135 | 74 | 61 | 54,8% |
|
37 | Long An | 183 | 84 | 99 | 45,9% |
|
38 | Nam Định | 225 | 224 | 1 | 99,6% |
|
39 | Ninh Bình | 144 | 116 | 28 | 80.6% |
|
40 | Nghệ An | 469 | 351 | 118 | 74,8% |
|
41 | Ninh Thuận | 58 | 28 | 30 | 48,3% |
|
42 | Phú Yên | 101 | 91 | 10 | 90,1% |
|
43 | Phú Thọ | 271 | 185 | 86 | 68,3% |
|
44 | Quảng Ninh | 183 | 119 | 64 | 65,0% |
|
45 | Quảng Bình | 95 | 73 | 22 | 76,8% |
|
46 | Quảng Trị | 136 | 83 | 53 | 61,0% |
|
47 | Quảng Nam | 222 | 109 | 113 | 49,1% |
|
48 | Quảng Ngãi | 179 | 79 | 100 | 44,1% |
|
49 | Sơn La | 201 | 53 | 148 | 26,4% |
|
50 | Sóc Trăng | 195 | 31 | 71 | 30,4% |
|
51 | Thái Nguyên | 145 | 138 | 57 | 70,4% |
|
52 | Tuyên Quang | 285 | 138 | 7 | 95,2% |
|
53 | Thái Bình | 633 | 110 | 175 | 38,6% |
|
54 | Thanh Hoá | 633 | 182 | 451 | 28,8% |
|
55 | Thừa Thiên - Huế | 150 | 117 | 33 | 78,0% |
|
56 | Tây Ninh | 86 |
| - | 0,0% |
|
57 | Trà Vinh | 94 | 94 | - | 100,0% |
|
58 | Tiền Giang | 165 | 165 | - | 100,0% |
|
59 | Vĩnh Phúc | 150 | 125 | 25 | 83,3% |
|
60 | Vĩnh Long | 107 | 56 | 51 | 52,3% |
|
61 | Yên Bái | 180 | 146 | 34 | 81,1% |
|
| Tổng cộng | 10.506 | 6.807 | 3.208 | 64,8% |
|
- 1 Quyết định 3042/QĐ-BQP năm 2016 công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh trên địa bàn Quân khu 1 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 2 Chỉ thị 12/2002/CT-TTg về đẩy mạnh công tác chăm sóc thương binh gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng do Thủ tướng Chính phủ ban hành