BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/LĐTBXH-BHXH | Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2009 |
Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Trả lời Công văn số 6706/SLĐTBXH-LĐ ngày 14/11/2008 của quý Sở đề nghị hướng dẫn cách tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 6 mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở các Công ty nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên, được áp dụng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 4 Mục IV Phần B Thông tư này để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và bảo hiểm xã hội một lần nếu Công ty thực hiện đầy đủ các quy định dưới đây:
a) Áp dụng thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
b) Thực hiện chuyển xếp lương, nâng bậc, nâng ngạch lương theo quy định của Nhà nước đối với Công ty Nhà nước trên cơ sở thang lương, bảng lương được áp dụng tại điểm a khoản này;
c) Đóng bảo hiểm xã hội trên cơ sở mức lương quy định tại điểm a và điểm b nêu trên.
Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở các Công ty cổ phần được chuyển thành từ Công ty nhà nước mà áp dụng thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định (quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993. Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004) và thực hiện xếp hạng theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/8/2005 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Tài chính, đồng thời thực hiện đầy đủ quy định nêu trên thì người lao động được áp dụng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu như đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để quý Sở biết và hướng dẫn thực hiện
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 1029/LĐTBXH-BHXH năm 2015 về tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Công văn 517/LĐTBXH-BHXH về tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn xếp hạng và xếp lương đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà nước do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 5 Nghị định 205/2004/NĐ-CP quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước
- 6 Nghị định 114/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương
- 7 Nghị định 26-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp
- 1 Công văn 1029/LĐTBXH-BHXH năm 2015 về tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Công văn 517/LĐTBXH-BHXH về tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành