BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2324/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2007 |
Kính gửi: Bộ Công nghiệp
Hiện nay, ngành Hải quan đang gặp phải khó khăn trong việc phân biệt, xác định một số loại quặng căn cứ tại Thông tư số 02/2006/TT-BCN ngày 14/04/2006 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản như sau:
1. Đối với 03 mặt hàng gồm: tinh quặng Magnetic (hàm lượng Fe3O4 ≥ 91.00%), tinh quặng Rutile (hàm lượng TiO2 ≥ 86.00%), tinh quặng Monazite (hàm lượng ReO ≥ 57%):
- Căn cứ điểm 17.2 mục 17 của Danh mục sửa đổi, bổ sung thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số nhóm mặt hàng trong Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 67/2006/QĐ-BTC ngày 05/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì:
“Loại thô” có cùng thuế suất xuất khẩu là 10%, mã HS là 2617.90.00.10
“Loại tinh”có cùng thuế suất xuất khẩu là 5%, mã HS là 2617.90.00.90
- Căn cứ theo Danh mục, tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện khoáng sản xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BCN ngày 14/04/2006 của Bộ Công nghiệp thì những loại quặng nêu trên đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Thực tế thì chưa có tài liệu nào đưa ra tiêu chí để xác định các loại quặng nêu trên có hàm lượng bao nhiêu thì được coi là loại tinh và hàm lượng bao nhiêu thì được coi là loại thô. Do vậy, đề nghị Quý Bộ cho biết: các loại quặng nêu trên có hàm lượng % là bao nhiêu thì được coi là loại tinh ? Và quặng có hàm lượng bao nhiêu thì được coi là loại thô để áp đúng thuế suất thuế xuất khẩu, nhằm thu đúng, thu đủ tránh gây thất thu thuế cho nhà nước.
2. Ngoài các mặt hàng nêu trên, trong Danh mục, tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện ban hành kèm Thông tư số 02/2006/TT-BCN còn một số mặt hàng quặng và tinh quặng khác chưa rõ tiêu chuẩn để xác định loại thô hay loại tinh, đề nghị Quý Bộ cho biết cách phân biệt quặng loại thô và loại tinh đối với các mặt hàng còn lại trong Danh mục để Tổng cục Hải quan làm cơ sở hướng dẫn Hải quan các địa phương thực hiện thống nhất.
Đề nghị Quý Bộ sớm có công văn trả lời.
Trân trọng./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |