Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 2488/BGDĐT-ĐH&SĐH
V/v Thông báo kế hoạch tổ chức giảng dạy các môn Lý luận chính trị cho sinh viên các Trường ĐH, CĐ

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2008

 

Kính gửi:

- Giám đốc các đại học, học viện
- Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng

 

Ngày 25/12/2007, tại cuộc họp Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương đã báo cáo Đề án “Tình hình giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng và chủ trương, giải pháp cho thời gian tới”, Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Đề án “Đổi mới kết cấu nội dung chương trình, giáo trình các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có ý kiến và chỉ đạo:

1. Trong thời gian vừa qua, việc giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

2. Giảng dạy, học tập tốt bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng là hết sức cần thiết, quan trọng, để cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng, xác định cho sinh viên thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

3. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình theo hướng tinh gọn, gắn với thực tiễn cuộc sống, dễ tiếp thu, bổ ích, phù hợp với từng loại đối tượng người học.

4. Đổi mới cơ chế, chính sách đối với giảng viên, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, được sự đồng ý của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kế hoạch giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị trong các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng cho sinh viên không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh từ khóa tuyển sinh năm 2008 như sau:

I. VỀ CHƯƠNG TRÌNH, THỜI LƯỢNG CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

1. Sinh viên từ khóa tuyển sinh năm 2008 sẽ học 3 môn học lý luận chính trị bắt buộc gồm:

- Môn 1: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

- Môn 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Môn 3: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Thời lượng dạy – học các môn Lý luận chính trị: 10 tín chỉ (15 đơn vị học trình).

(Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có quyết định ban hành chương trình chi tiết các môn học Lý luận chính trị, thời lượng cụ thể của các môn trong tháng 6 năm 2008 để các trường đại học, cao đẳng tổ chức thực hiện)

3. Xây dựng các môn học tự chọn:

- Để nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị và tăng cường việc vận dụng các nội dung cho phù hợp với từng đối tượng đào tạo của các trường, khối ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường xây dựng các môn học tự chọn. Các trường chỉ đạo tổ chức xác định chương trình, giáo trình và triển khai giảng dạy các môn học tự chọn trên cơ sở đăng ký của người học, phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Thời lượng các môn học tự chọn do Hiệu trưởng xem xét và quyết định.

- Nội dung các môn học tự chọn không được trùng lặp với nội dung chương trình các môn Lý luận chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

II. VỀ TỔ CHỨC, SẮP XẾP ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

1. Giám đốc các đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chỉ đạo việc thành lập khoa hoặc bộ môn trực thuộc trường theo đúng tên gọi chung và tên các môn học để phù hợp với chức năng nghiên cứu và giảng dạy các môn Lý luận chính trị theo chương trình mới.

2. Trên cơ sở đội ngũ giảng viên hiện có, căn cứ vào quy mô đào tạo, thời lượng, nội dung của chương trình, chuyên ngành đào tạo của từng giảng viên, Giám đốc các đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, sắp xếp đội ngũ giảng viên hiện có phù hợp với kết cấu môn học để thực hiện chương trình mới như sau:

- Môn học: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (thời lượng 5 tín chỉ). Nội dung môn học được xây dựng trên cơ sở của chương trình các môn Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh (thời lượng 2 tín chỉ). Trên cơ sở nội dung chương trình hiện hành sẽ bổ sung những vấn đề mới phù hợp với tình hình dạy và học trong các trường đại học, cao đẳng.

- Môn học: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (thời lượng 3 tín chỉ). Nội dung được xây dựng trên cơ sở môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng.

III. VỀ BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các lớp bồi dưỡng giảng viên để thực hiện chương trình theo kết cấu mới.

1. Các trường đăng ký danh sách cử giảng viên tham dự lớp bồi dưỡng để giảng dạy theo kết cấu chương trình, giáo trình mới.

2. Thời gian tổ chức các lớp bồi dưỡng:

- Môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: 30 ngày/khóa bồi dưỡng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên Lý luận chính trị thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức bồi dưỡng giảng viên các môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở nội dung chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức bồi dưỡng giảng viên thay cho chương trình tập huấn hè năm 2008.

Dự kiến tổ chức từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2008 tại hai khu vực miền Bắc và miền Nam (thời gian, địa điểm cụ thể từng lớp sẽ thông báo sau).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chỉ đạo và tổ chức từng bước các Khoa/Bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay thành Khoa/Bộ môn lý luận chính trị và tổ chức sắp xếp lại đội ngũ giảng viên hiện có theo hướng dẫn của công văn này để thực hiện chương trình mới.

2. Cử giảng viên tham dự lớp bồi dưỡng để thực hiện chương trình các môn lý luận chính trị. Để đảm bảo chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị, đối với giảng viên dạy các môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt buộc giảng viên phải có chứng chỉ đã tham gia các lớp bồi dưỡng theo chương trình mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức.

Các trường gửi danh sách giảng viên tham dự lớp bồi dưỡng theo chương trình mới (theo mẫu gửi kèm) về Vụ Đại học và Sau Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt – Hà Nội, trước ngày 10/5/2008.

3. Sau khi giảng viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo chương trình chung, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Giám đốc các đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chỉ đạo các khoa/bộ môn Lý luận chính trị trên cơ sở chương trình, giáo trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tổ chức xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ gắn với chuyên ngành đào tạo của trường để vận dụng vào giảng dạy và học tập cho sinh viên.

4. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy các môn Lý lận chính trị, trên cơ sở quy mô đào tạo của trường, các trường xem xét và tuyển đủ giảng viên để giảng dạy các môn học này, chấm dứt việc bố trí 1 giảng viên dạy 2 hoặc 3 môn học, dạy vượt quá nhiều giờ so với quy định, quy mô lớp học vừa phải để bảo đảm thực hiện tốt việc học lý thuyết, xêmina, hội thảo, thảo luận.

5. Sinh viên từ khóa tuyển sinh năm 2008 sẽ phải học chương trình các môn Lý luận chính trị (Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành chương trình tạm thời để thực hiện trong năm học 2008-2009, sau một năm thực hiện, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức tổng kết, hoàn thiện nội dung chương trình và ban hành chương trình chính thức để thực hiện từ năm 2009-2010).

- Để có thời gian tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng chủ động xếp lịch học tập cho sinh viên đối với khóa tuyển sinh năm 2008 học các môn Lý luận chính trị bắt đầu từ học kỳ thứ 2.

- Các khóa tuyển sinh trước năm 2008 vẫn tiếp tục học các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo chương trình bắt buộc 5 môn đã ban hành.

6. Các đại học, học viện, các trường đại học đào tạo chuyên ngành Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, sau đại học chủ động kết cấu lại chương trình đào tạo theo hướng chuyên sâu và phù hợp với việc đào tạo giảng viên các môn Lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng.

Trong quá trình thực hiện, nếu cần hướng dẫn bổ sung xin liên hệ với Vụ Đại học và Sau Đại học, Bộ Giáo dục Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt – Hà Nội. ĐT (04) – 868.13.86.

 

 

Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- VPTW Đảng; (để báo cáo)
- Ban Tuyên giáo TW; (để báo cáo)
- Văn phòng Chính phủ; (để báo cáo)
- PTTg, BT Nguyễn Thiện Nhân; (để báo cáo)
- UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội;
- Các Bộ/ngành;
- Các Thứ trưởng;
- UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- TT Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên Lý luận chính trị - ĐHQG Hà Nội;
- Hội đồng chương trình khung các khối ngành;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Các đồng chí trong ban chỉ đạo, ban soạn thảo đề án;
- Lưu VT, Vụ ĐH&SĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC




Bành Tiến Long

 

TRƯỜNG: …………………………………………………..

 

ĐĂNG KÝ GIẢNG VIÊN THAM DỰ LỚP BỒI DƯỠNG
CHƯƠNG TRÌNH MỚI CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

 

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ

Chuyên ngành đào tạo

Môn học sẽ giảng dạy theo chương trình mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……. ngày    tháng    năm
(Thủ trưởng đơn vị)
Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu