Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ THUỶ SẢN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2765/BTS-KHTC
V/v: Cấm nhập khẩu và lưu hành các chất kháng sinh, hoá chất có chứa kháng sinh cấm sử dụng  trong nuôi trồng thuỷ sản

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2006

 

Kính gửi : Thủ tướng Chính phủ

Xuất khẩu thủy sản vào Nhật hiện đang gặp khó khăn do cơ quan thẩm quyền của Nhật phát hiện một số lô mực, tôm nuôi của doanh nghiệp Việt Nam xuất vào Nhật bị nhiễm dư lượng kháng sinh. Hiện tượng này đã kéo dài trong 6 tháng vừa qua. Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã có quyết định kiểm tra 100% các lô hàng mực và tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Trong những ngày qua, trên mạng cảnh báo của Nhật, nhiều lô tôm, mực của Việt Nam tiếp tục bị phát hiện nhiễm kháng sinh, đưa tổng số lô hàng thủy sản Việt Nam bị phát hiện lên 43 lô, trong đó 41 lô bị nhiễm Chloramphenicol và 2 lô nhiễm Nitrofurans. Nếu tình hình tiếp tục xấu đi, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam có thể bị Nhật cấm nhập khẩu có thời hạn.

Bộ Thủy sản đã phối hợp với các địa phương trọng điểm tổ chức khảo sát lấy mẫu kiểm tra và đã có nhiều cuộc họp để phân tích nguyên nhân nhiễm kháng sinh, hoá chất cấm trong sản phẩm thủy sản. Qua đó xác định việc nhiễm hoá chất, kháng sinh cấm chủ yếu ở giai đoạn trước chế biến với sự tham gia đông đảo của nhiều hộ và tổ chức kinh tế trên địa bàn rộng khắp khiến việc tuyên truyền và kiểm tra gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do tình trạng mua bán các loại hoá chất, kháng sinh bị cấm chưa được xử lý chặt chẽ. Vì vậy, nhiều người vì cái lợi trước mắt nên vẫn mua để sử dụng trong nuôi trồng thủy sản và bảo quản thủy hải sản.

Để chặn đứng được tình trạng còn lô hàng bị nhiễm dư lượng kháng sinh, hoá chất cấm, tháo gỡ được lệnh kiểm tra 100% lô tôm nuôi và mực xuất khẩu vào Nhật, giữ vững được thị trường này - thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng thủy sản Việt Nam hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã tiếp tục gửi công văn đến Uỷ ban nhân dân các tỉnh yêu cầu triển khai các biện pháp ngăn chặn tình trạng này trên địa bàn; đồng thời giao cho cơ quan chức năng của Bộ (Nafiqaved) tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nguyên liệu và lô hàng của doanh nghiệp bị phát hiện có nhiễm kháng sinh xuất đi Nhật (có văn bản kèm theo).

Để ngăn chặn triệt để tình trạng lưu hành, và sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng, bảo quản thủy sản, Bộ Thủy sản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ:

- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành hữu quan (Nông nghiệp, Công nghiệp, Y tế và Hải quan) cấm và quản lý chặt chẽ việc cấm nhập khẩu các loại hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng theo quy định của Nhật Bản (có danh mục kèm theo).

- Có chế tài xử phạt nặng các hành vi buôn bán các loại háo chất, kháng sinh cấm sử dụng nói trên.

Trên đây là báo cáo và kiến nghị của Bộ Thủy sản, kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết.

 

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
 
 


Tạ Quang Ngọc

 

DANH MỤC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG TẠI NHẬT BẢN

(Kèm theo công văn số 2765/BTS-KHTC ngày 24 tháng 11 năm 2006)

 

STT

Tên chất/ nhóm chất Nhật Bản cấm

Số lô hàng thủy sản Việt Nam đã bị phát hiện

Khoảng phát hiện (ppm)

1.

2,4,5 - T

 

 

2.

Cyhexatin, Azocyclotin

 

 

3.

Amitrole

 

 

4.

Captafol

 

 

5.

Carbadox

 

 

6.

Coumaphos

 

 

7.

Chloramphenicol

41

0.0005 - 0.0096

8.

Chlorpromazine

 

 

9.

Diethylstilbestrol

 

 

10.

Dimetridazole

 

 

11.

Daminozide

 

 

12.

Nitrofurans

2

0.004 - 0.006

13.

Propham

 

 

14.

Metronidazole

 

 

15.

Ronidazole