BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3782/LĐTBXH-LĐVL | Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2004 |
Kính gửi: Sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Trị
Trả lời công văn số 1200/LĐTBXH-LĐTC ngày 14/10/2004 của quý Sở hỏi về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Khoản 3 Điều 80 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau”.
Căn cứ quy định nêu trên, nếu giữa Nghị định số 92/CP ngày 19/12/1995 và Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ có quy định khác nhau về trợ cấp thôi việc, thì áp dụng theo quy định của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP .
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 92/CP ngày 19/12/1995 chưa khẳng định người lao động có tội không được trợ cấp thôi việc, mà chỉ quy định: “Khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người lao động có tội thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển khoản tiền này vào Ngân sách nhà nước trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết luận”./.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
- 1 Công văn số 4356/LĐTBXH-LĐVL của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc trợ cấp thôi việc
- 2 Công văn số 1341/LĐTBXH-LĐVL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc trợ cấp thôi việc
- 3 Nghị định 44/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động
- 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2002
- 5 Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 1996
- 6 Nghị định 92-CP năm 1995 về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản