BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3844/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2008 |
Kính gửi: | - Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ |
Để triển khai thực hiện Nghị định số 111/2008/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 111/2008/NĐ-CP); Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện một số công việc sau:
a) Người lao động hưởng mức lương tối thiểu theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 111/2008/NĐ-CP là người lao động làm công việc giản đơn nhất không phải qua học nghề trong điều kiện lao động bình thường.
b) Người lao động đã qua học nghề hưởng lương theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Nghị định số 111/2008/NĐ-CP bao gồm:
- Những người đã qua học nghề và được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
- Những người đã qua học nghề và được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;
- Những người đã qua học nghề và được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
- Những người đã qua học nghề và được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của nước ngoài;
- Những người làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề và được doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề hoặc tự học nghề được doanh nghiệp kiểm tra phù hợp với yêu cầu công việc.
c) Đối với các doanh nghiệp đang trả lương cho người lao động làm công việc giản đơn nhất không phải qua học nghề trong điều kiện lao động bình thường và người lao động đã qua học nghề thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 và khoản 2, Điều 2 Nghị định số 111/2008/NĐ-CP thì phải điều chỉnh lại cho bằng mức lương tối thiểu vùng theo quy định nêu trên.
d) Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn có sự dịch chuyển vùng quy định tại Nghị định số 111/2008/NĐ-CP so với Nghị định số 168/2007/NĐ-CP thì phải thực hiện theo mức lương tối thiểu vùng mới quy định tại Nghị định số 111/2008/NĐ-CP.
đ) Doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn đó.
e) Việc áp dụng mức lương đối với lao động đã qua đào tạo nghề cụ thể như sau:
- Đối với người lao động đã qua học nghề mà người sử dụng lao động đang trả lương theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Nghị định số 168/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ hoặc người lao động đã được tuyển chọn sau khi thử việc trước ngày 01 tháng 01 năm 2009 thì kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 trở đi phải điều chỉnh theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Nghị định số 111/2008/NĐ-CP (trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu quy định tại Điều 1 Nghị định số 111/2008/NĐ-CP).
- Đối với người lao động đã qua học nghề được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 trở đi thì sau khi thử việc theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động và Điều 7 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu quy định tại Điều 1 Nghị định số 111/2008/NĐ-CP.
g) Khi áp dụng các quy định tại Nghị định số 111/2008/NĐ-CP nêu trên thì người sử dụng lao động không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ đã được pháp luật lao động quy định như: tiền lương trả khi làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại.
Đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
h) Đối với các mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc trong thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Lao động và Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương thì mức điều chỉnh cụ thể do người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức công đoàn đại diện cho người lao động trong doanh nghiệp thỏa thuận căn cứ vào mặt bằng tiền công trên thị trường, giá cả sinh hoạt và phải bảo đảm quan hệ hợp lý giữa người mới được tuyển dụng và người có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Nghị định 111/2008/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam
- 2 Nghị định 168/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam
- 3 Luật Dạy nghề 2006
- 4 Luật Giáo dục 2005
- 5 Nghị định 44/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động
- 6 Nghị định 114/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương
- 7 Luật Giáo dục 1998
- 8 Bộ luật Lao động 1994
- 9 Nghị định 90-CP năm 1993 quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo của Việt Nam