Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TỔNG CỤC THUẾ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3882/TCT-HTQT
V/v: trả lời kiến nghị về thủ tục Hiệp định thuế

 

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2005 


Kính gửi : Công ty hoạt động thăm dò dầu khí BP.

Trả lời kiến nghị của Quý công ty tại Hội nghị đối thọai năm 2005 giữa Bộ Tài chính với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam về lĩnh vực thuế và hải quan, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Đối với kiến nghị về việc “Chi phí quảng cáo được quy định không phù hợp với thực tế khi tính thuế và cần cho phép phản ánh đúng thực tế”:

Theo quy định tại Khoản 1.1 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thì chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 10% tổng số chi phí. Do đó, Tổng cục Thuế xin ghi nhận kiến nghị của Công ty để nghiên cứu hoàn thiện Luật Thuế TNDN trong thờui gian tới.

2. Đối với kiến nghị về việc “Hưởng ưu đãi hiệp định tránh đánh thuế hai lần: thủ tục phức tạp làm mất nhiều thời gian”:

Các thủ tục về việc thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Hiệp định) cũng như thời gian để cơ quan thuế hoàn tất các thủ tục này đã được quy định tại Phần D các quy định về thủ tục thực hiện Hiệp định, Thông tư số 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

Việc quy định một cách tập trung, đầy đủ các thủ tục liên quan đến toàn bộ các trường hợp áp dụng Hiệp định tại một văn bản pháp lý duy nhất là Thông tư 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

Việc quy định một cách tập trung, đầy đủ các thủ tục liên quan đến toàn bộ các trường hợp áp dụng Hiệp định tại một văn bản pháp lý duy nhất là Thông tư 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài chính nêu trên là một nỗ lực của Bộ Tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đề nghị áp dụng Hiệp định (trước đây các thủ tục này được điều chỉnh tại một số Thông tư khác nhau và chưa quy định cụ thể cho toàn bộ các trường hợp áp dụng Hiệp định).

Tuy nhiên, hồ sơ yêu cầu đối với các trường hợp áp dụng Hiệp định, nhất là các trường hợp miễn, hoàn thuế còn nhiều, và thời gian xử lý phải kéo dài hơn so với các trường hợp miễn, giảm thuế thoe các luật thuế khác bởi vì các trường hợp này đều liên quan đến các yếu tố nước ngoài. Ngoài các yêu cầu quy định tại Luật Thuế, việc áp dụng Hiệp định còn phải tuân thủ các quy định pháp luật khác như thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, thủ tục công chứng, chứng thực,...

Hơn nữa, việc áp dụng Hiệp định đòi hỏi phải xuất phát từ bản chất kinh tế của từng giao dịch đề nghị áp dụng Hiệp định, địa vị pháp lý về thuế của người đề nghị áp dụng Hiệp định và thủ tục của đối tác ký kết Hiệp định. Để việc áp dụng Hiệp định vừa phù hợp quy định của uật pháp Việt Nam, ừa không trái với thủ tục của các nước đối tác, tại các thủ tục áp dụng hiệp định của Thông tư 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài chính nêu trên đều quy định quyền của người đề nghị áp dụng Hiệp định được giải trình cụ thể với các trường hợp vì lý do bất khả kháng không cung cấp đủ các thông tin hoặc tài liệu theo yêu cầu của Thông tư.

Tổng cục Thuế xin cám ơn sự hợp tác của Quý Công ty và mong nhận được nhiều hơn nữa ý kiến để chính sách thuế, thủ tục áp dụng Hiệp định thuế nói riêng và thủ tục hành chính thuế nói chung ngày càng hoàn thiện hơn.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, HTQT.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
 



Nguyễn Thị Cúc