UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4336/UBND-TM | TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 06 năm 2006 |
Kính gửi: | - Thủ trưởng các sở - ngành và đoàn thể thành phố, |
Căn cứ Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Quyết định số 03/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2006, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở - ngành, quận - huyện đưa việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nhiệm vụ thường xuyên và thực hiện các nội dung về chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc theo nội dung cụ thể như sau:
I. THỰC HÀNH TIẾT KIỆM TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
1. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước:
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định của pháp luật.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức; trên cơ sở phân cấp quản lý đồng thời với việc nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Có chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm rõ ràng, nghiêm minh, kịp thời và công khai.
2. Lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước:
2.1. Năm 2007 là năm đầu tiên của thời kỳ ổn định ngân sách thứ hai (2007 – 2009) Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị chủ quản phải hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2007 đến từng đơn vị sử dụng ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo đúng thẩm quyền, trình tự, nội dung, đối tượng và thời gian theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, bảo đảm công bằng, minh bạch.
2.2. Các đơn vị khi xây dựng dự toán chi ngân sách phải có trách nhiệm đảm bảo theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện nhiệm vụ được giao, ngành Tài chính chỉ bổ sung kinh phí được cấp có thẩm quyền giao thêm nhiệm vụ để đảm bảo việc điều hành ngân sách ổn định.
2.3. Tiếp tục thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006) triển khai cho tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp.
2.4. Tiếp tục thực hiện Nghị định số 10/CP về cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu, đồng thời nghiên cứu Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập để áp dụng thay thế Nghị định số 10/CP từ ngày 10 tháng 5 năm 2006 đối với tất cả các đơn vị sự nghiệp có thu.
Các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện phải báo cáo định kỳ (06 tháng, năm) cho Sở Nội vụ và Sở Tài chính tiến độ triển khai, hiệu quả của việc thực hiện.
2.5. Tiếp tục thực hiện cơ chế khoán chi công tác vệ sinh môi trường, mở rộng khoán duy tu; đẩy mạnh đấu thầu công tác quét, thu gom, vận chuyển rác.
2.6. Cơ quan tài chính, tổ chức cấp trên trực tiếp và đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện việc quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước năm 2005 theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định.
Phòng Tài chính – Kế hoạch các quận - huyện chịu trách nhiệm thẩm định quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và gửi quyết toán ngân sách năm 2005 cho Sở Tài chính trước ngày 30 tháng 5 năm 2006.
Các đơn vị dự toán ngân sách cấp 1 chịu trách nhiệm thẩm định quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và gửi quyết toán ngân sách năm 2005 cho Sở Tài chính trước ngày 15 tháng 6 năm 2006.
Sở Tài chính chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp quyết toán của các đơn vị nêu trên gửi Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 9 năm 2006, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để trình Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt quyết toán đảm bảo yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2.7. Thực hiện công khai tài chính theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách Nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ có nguồn từ khoản đóng góp của nhân dân, và các Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ Tài chính.
Ngành Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân công khai ngân sách các cấp; đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách thì tổ chức công khai theo nội dung, hình thức và thời gian quy định.
2.8. Sở Tài chính phối hợp các Sở - ngành liên quan rà soát lại hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu để báo cáo Bộ Tài chính hoặc Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; nhất là tập trung góp ý đối với hệ thống tiêu chuẩn, định mức phân bổ dự toán ngân sách cho các địa phương để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội vào năm đầu của thời kỳ ổn định thứ hai (từ năm 2007) theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
3. Về mua sắm, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc:
3.1. Đối với việc mua sắm, sửa chữa, sử dụng phương tiện đi lại:
- Chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 25/2006/QĐ-TTg về chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2006, tạm dừng việc mua sắm mới phương tiện đi lại ở cơ quan, đơn vị, tổ chức Nhà nước.
- Các đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đi lại phải xây dựng và thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm trong việc bảo quản phương tiện đi lại, sử dụng nhiên liệu theo đúng định mức tiêu hao; đề xuất thanh lý kịp thời các phương tiện đi lại không còn đảm bảo an toàn với cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện chế độ sử dụng phương tiện đi lại theo các phương thức phù hợp, hiệu quả do Chính phủ quy định.
3.2. Đối với việc mua sắm, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc, phương tiện thông tin liên lạc:
a. Đối với phương tiện, thiết bị làm việc:
- Các cơ quan, đơn vị có nhu cầu mua sắm phương tiện làm việc phải có dự trù trong dự toán đầu năm và được cấp phát khi có yêu cầu cụ thể.
- Thủ trưởng các đơn vị dự toán các cấp phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về trang bị phương tiện, thiết bị làm việc như thực hiện đấu thầu, mua sắm tài sản, hàng hóa trong nước, đảm bảo tiết kiệm, phục vụ thiết thực, hiệu quả cho yêu cầu công việc, đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ theo quy định; bố trí, phân công người quản lý, sử dụng và mở sổ theo dõi các loại phương tiện, thiết bị làm việc.
- Các đơn vị phải xây dựng quy chế nội bộ về sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc đúng mục đích, nghiêm cấm sử dụng vào việc riêng; xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý tài sản không cần sử dụng hoặc không còn sử dụng được bằng hình thức điều chuyển, thu hồi, thanh lý hoặc bán theo quy định.
b. Đối với phương tiện thông tin liên lạc:
- Việc trang bị phương tiện thông tin, liên lạc tại trụ sở phải theo yêu cầu công việc, trong phạm vi định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ được sử dụng vào mục đích công vụ.
- Việc trang bị, sử dụng phương tiện thông tin cho cá nhân hoặc tại nhà riêng của cán bộ, công chức phải theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ dơ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và dự toán được duyệt, thực hiện khoán đối với người sử dụng.
- Từng đơn vị dự toán phải xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế nội bộ về sử dụng tiết kiệm phương tiện thông tin liên lạc, rà soát để có kế hoạch trang bị, điều chuyển phương tiện thông tin, liên lạc phù hợp với yêu cầu công việc, tiết kiệm, hiệu quả.
c. Cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước các cấp: không bố trí dự toán, cấp phát, giải ngân đối với các trường hợp mua sắm phương tiện làm việc, thông tin, liên lạc, cước điện thoại vượt tiêu chuẩn, định mức cho phép; cơ quan Tài chính các cấp phải xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sử dụng ngân sách để kịp thời chấn chỉnh và xử lý các sai phạm. Thu hồi các khoản chi sai chế độ, mua sắm và trang bị các tài sản đắt tiền, không đúng tiêu chuẩn, định mức quy định. Xử lý nghiêm cán bộ, công chức gây lãng phí trong sử dụng tài sản công theo Luật định.
d. Đối với việc quản lý, sử dụng khoản huê hồng:
Khoản huê hồng (nếu có) phát sinh trong quá trình mua sắm phương tiện đi lại, tài sản trang thiết bị làm việc, hoặc thanh toán dịch vụ phải kê khai, nộp lại cơ quan để quản lý, sử dụng công khai, minh bạch cho hoạt động của cơ quan, tổ chức.
4. Đối với việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động của cơ quan, tổ chức:
- Đối với tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; đơn vị sử dụng ngân sách phải có kế hoạch, nội dung thiết thực, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả, kinh phí tổ chức phải được quản lý, sử dụng theo đúng tiêu chuẩn chế độ quy định.
- Chi tiếp khách, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm: đảm bảo trong dự toán, theo chế độ, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; nghiêm cấm sử dụng công quỹ để tặng, thưởng sai quy định của pháp luật, không tổ chức chiêu đãi, tặng quà, không kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo với tham quan, du lịch.
- Các đơn vị sử dụng ngân sách chỉ cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác khi có kế hoạch, mục đích, yêu cầu công tác cụ thể; việc thanh toán công tác phí phải theo đúng tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và dự toán được duyệt, không thanh toán trùng lắp nhiều nguồn hoặc lợi dụng thanh toán công tác phí để thu lợi bất chính; nội dung đi nước ngoài (đi công tác, khảo sát, học tập, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư…) phải thiết thực, đúng thành phần.
- Các đơn vị sử dụng ngân sách phải xây dựng và thực hiện quy chế nội bộ về quản lý sử dụng điện, nước tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện khoán chi văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí đến người sử dụng và việc mua sắm phải xuất phát từ nhu cầu công việc và trong phạm vi dự toán được duyệt.
- Cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố, quận - huyện, phường – xã - thị trấn không giải quyết bổ sung kinh phí ngoài dự toán cho các hoạt động này.
5. Đối với việc quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia, kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:
5.1. Đối với việc quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia:
- Các Sở - ngành được giao thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban dân số và gia đình) phải báo cáo tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2006 và xây dựng dự toán sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia năm 2007 cùng lúc với xây dựng dự toán chi ngân sách 2007. Thời gian thực hiện trong quý 3 năm 2006.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính xem xét, tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ dự toán chi các chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia đảm bảo sử dụng đúng mục đích và nội dung các chương trình đã được duyệt, quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành.
5.2. Đối với việc quản lý, sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Bưu chính - Viễn thông, Viện Kinh tế, Trung tâm tin học, các đơn vị thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học phải sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đúng mục đích, không được trùng lắp với các nguồn kinh phí khác, không bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa đủ thủ tục, không ứng dụng được vào thực tế; đồng thời đảm bảo tiết kiệm, có tính đến phần kinh phí thu hồi được và có giá trị sử dụng trong thực tế; trường hợp được ngân sách hỗ trợ một phần thì thực hiện khoán kinh phí hỗ trợ.
6. Công tác kiểm tra, giám sát:
6.1. Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện công tác tự kiểm tra thường xuyên và đột xuất về tài chính, kế toán tại đơn vị mình theo đúng hướng dẫn tại Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước.
6.2. Sở Tài chính có kế hoạch kiểm tra, thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung vào một số hoạt động trọng điểm sau:
- Trang bị, quản lý, sử dụng xe ô tô công.
- Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc.
- Mua sắm, trang bị phương tiện làm việc.
- Các dự án đầu tư sử dụng ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
II. THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TRỤ SỞ LÀM VIỆC:
1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận - huyện khi tham mưu hoặc quyết định việc xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước phải dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Các cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng trụ sở làm việc và các công trình kiến trúc khác gắn liền với diện tích đất thuộc trụ sở làm việc phải quản lý, sử dụng theo đúng mục đích, quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; nếu sử dụng không đúng mục đích hoặc không sử dụng phải bị thu hồi, thu nộp ngân sách (nếu phát sinh thu).
3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tình hình sử dụng đất của các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan hành chính sự nghiệp; Sở Xây dựng trực tiếp kiểm tra quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố, xử lý thu hồi nhà, đất bỏ trống, sử dụng không đúng mục đích, điều chỉnh sắp xếp phù hợp với nhu cầu thuê của đơn vị.
4. Ban Chỉ đạo 80 tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố làm rõ thực trạng của việc sử dụng nhà đất không đúng mục đích, lãng phí (ghi rõ đơn vị, địa chỉ, diện tích…), phân tích cụ thể, đề xuất xử lý. Đối với những trường hợp đã xác định sử dụng không đúng mục đích, lãng phí thì trình Ủy ban nhân dân thành phố (đối với đơn vị do thành phố quản lý) hoặc Bộ Tài chính (đối với đơn vị do Trung ương quản lý) thu hồi, bán đấu giá… để huy động nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển hoặc sử dụng vào mục đích khác theo yêu cầu của thành phố.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Xây dựng phương án triển khai:
1.1. Căn cứ nội dung chương trình nêu trên, Thủ trưởng các Sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện có trách nhiệm xây dựng phương án triển khai cụ thể gắn với chức năng nhiệm vụ hoặc địa bàn được phân công quản lý.
1.2. Ban Chỉ đạo 80 xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện để đẩy mạnh việc xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn.
2. Báo cáo kết quả thực hiện:
Định kỳ hàng quý (ngày cuối của tháng cuối quý), các đơn vị báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và nêu các kiến nghị (nếu có) gửi về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo.
2.1. Phòng Tài chính - Kế hoạch quận - huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận - huyện trong việc triển khai, tổng hợp báo cáo tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các đơn vị do quận - huyện quản lý và của các phường – xã – thị trấn.
2.2. Các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, các đơn vị chủ quản thuộc các Sở - ngành do thành phố quản lý, triển khai, tổng hợp báo cáo tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các đơn vị trực thuộc (cấp 2, cấp 3 nếu có).
3. Thủ trưởng các cơ quan và tổ chức được giao quản lý, sử dụng kinh phí và tài sản, trụ sở làm việc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước cần xem việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, là một nội dung trong việc xem xét thi đua, khen thưởng hàng năm; đồng thời phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, đơn vị mình./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 279/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2018
- 2 Công văn 4521/UBND-ĐMDN năm 2013 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, vốn, tài sản và lao động tại doanh nghiệp nhà nước do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3 Công văn 2142/UBND-KTTH năm 2012 về thực hiện Chỉ thị tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do tỉnh Hà Nam ban hành
- 4 Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 5 Quyết định 25/2006/QĐ-TTg về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 03/2006/QĐ-UBND về kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2006 do Ủy ban Nhân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7 Quyết định 192/2004/QĐ-TTg ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán NS, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư XDCB có sử dụng vốn NSNN, các DNNN, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 67/2004/QĐ-BTC ban hành Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9 Chỉ thị 09/CT-UB năm 2004 về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn ngân sách do tỉnh Yên Bái ban hành
- 1 Công văn 2142/UBND-KTTH năm 2012 về thực hiện Chỉ thị tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do tỉnh Hà Nam ban hành
- 2 Công văn 4521/UBND-ĐMDN năm 2013 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, vốn, tài sản và lao động tại doanh nghiệp nhà nước do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3 Chỉ thị 09/CT-UB năm 2004 về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn ngân sách do tỉnh Yên Bái ban hành
- 4 Quyết định 279/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2018